Tài liệu: Thủy tinh bình thường có phải chỉ là cát nóng chảy không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thủy tinh có thể thu được từ cát silic đioxyt (SiO2) nóng chảy. Trên thực tế, silic đioxyt là hợp chất cần thiết để làm thủy tinh,
Thủy tinh bình thường có phải chỉ là cát nóng chảy không?

Nội dung

Thủy tinh bình thường có phải chỉ là cát nóng chảy không?

Thủy tinh có thể thu được từ cát silic đioxyt (SiO2) nóng chảy. Trên thực tế, silic đioxyt là hợp chất cần thiết để làm thủy tinh, là “nhân tố sáng tạo thuỷ tinh”. Nhưng nhiệt độ nóng chảy của nó rất cao, khoảng 17500C , khiến việc sản xuất thủy tinh silic đioxyt nguyên chất đặc biệt khó khăn và đắt. Vì thế người ta phải thêm vào các chất “giúp chảy”, như xút (NaOH), bồ tạt (KOH) hoặc vôi, để chúng kết hợp với SiO2 và hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của nó. Ví dụ, với 20% natri oxyt, silic đioxyt nóng chảy từ 8000C và lúc ấy người ta có thể cho chảy thủy tinh ở 10000C.

Những chất phụ gia khác, mà người ta gọi là ''tác nhân cải biến'', giúp tối ưu hóa các tính chất của thủy tinh theo ứng dụng được xét. Canxi hoặc nhôm oxyt tăng cường tính trơ hóa học của nó. Chì làm tăng chỉ số quang học của nó và tạo cho nó một ánh khiến nó trở thành “tinh thể”. Thủy tinh đặc biệt như ''Pyrex'' (thủy tinh chịu lửa), được dùng làm bát đĩa, thu được bằng cách thêm bo vào để làm giảm hệ số dãn nở của vật liệu, tránh nó bị vỡ khi đốt nóng. Người ta cũng thêm bo vào thủy tinh được dùng để giam hãm chất thải hạt nhân nhằm tăng cường tính chống chịu của nó với sự ngâm chiết[1] do nước chảy thành dòng hoà tan dần bề mặt thủy tinh.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1931-02-633464666651406250/Thuy-tinh/Thuy-tinh-binh-thuong-co-phai-c...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận