Tài liệu: Sa mạc hóa là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sa mạc hóa là sự thoái hóa một chiều của môi trường ở một vùng khô hạn bị con người làm.
Sa mạc hóa là gì?

Nội dung

Sa mạc hóa là gì?

Sa mạc hóa là sự thoái hóa một chiều của môi trường ở một vùng khô hạn bị con người làm. Sự thoái hóa không chỉ tác động tới lớp phủ thực vật mà cả đất, các nguồn nước và không khí. Sa mạc hóa xảy ra khi cư dân gây thoái hóa không có biện pháp khôi phục môi trường của họ và không thể tồn tại ở đây. Do đó không thể đảo ngược tình hình cho thế hệ này và thế hệ sau. Điều đó không có nghĩa là nếu về sau mưa trở lại hoặc các điều kiện công nghệ và kinh tế tốt hơn sẽ không giúp được điều ấy. Dữ liệu mới ở thế kỷ XX cho thấy rằng con người đã trở thành một tác nhân tích cực và làm tăng nhanh sự sa mạc hoá. Bằng cách kết hợp các hoạt động ảnh hưởng tới khủng hoảng khô hạn, con người có thể tạo ra một sa mạc trong một thế hệ rưỡi, trong khi thiên nhiên phải mất từ hai đến ba thiên kỷ. Chẳng hạn trường hợp ở Mauritania. Từ năm 1953 đến 1997, đã có sáu cuộc khảo sát chụp ảnh từ máy bay và vệ tinh ở vùng Nouakehott. Năm 1953, thủ đô còn chưa được xây dựng và toàn bộ vùng này có một thảo nguyên liên tục ven sa mạc bao phủ. Năm 1960 thảm kịch bắt đầu: thảo nguyên bị phân mảnh, để lại các bãi đất trần. Trong năm 1965, xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên về sự trần trụi của các “lâu đài” cát và  chuyển động cát. Sự chăn thả quá mức, khai thái quá mức xung quanh các giếng nước, xói mòn đất tăng nhanh kết hợp với nhau làm mất hẳn lớp phủ thực vật. Khô hạn nặng hoành hành ở Sahel từ 1968 đến 1985 chỉ đẩy nhanh hiện tượng sa mạc hóa. Hiện nay, xung quanh Nouakchott, tất cả đều trần trụi: cồn cát xuất hiện đã bao vây chính thành phố. Sa mạc hóa chủ yếu xảy ra ở ven Sahara và Sahel, từ chỗ bán khô cằn trong những năm 1950 đã trở thành khô cằn. Rajasthan (bang ở tây bằm Ấn Độ), nơi còn có thảo nguyên ở thế kỷ XIX, là một ví dụ khác về sa mạc hóa do con người.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1918-02-633464444431875000/Sa-mac/Sa-mac-hoa-la-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận