Tài liệu: Có phải sa mạc nào cũng có cồn cát không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Không. Nhưng khái niệm sa mạc ở điểm này vẫn gắn liền với cảnh quan cồn cát trong trí tưởng tượng chung và được coi như đồng nghĩa.
Có phải sa mạc nào cũng có cồn cát không?

Nội dung

Có phải sa mạc nào cũng có cồn cát không?

Không. Nhưng khái niệm sa mạc ở điểm này vẫn gắn liền với cảnh quan cồn cát trong trí tưởng tượng chung và được coi như đồng nghĩa. Trên thực tế, ''sa mạc'', hoặc vùng cát, chỉ là một trong số thành phần thứ yếu của cảnh quan khô hạn: ngay cả ở Sahara, chúng chỉ chiếm 20% diện tích!

Phần lớn các sa mạc đều lởm chờm đá. Ta hãy nhớ lại rằng cảnh quan sa mạc được kế thừa các thời kỳ ẩm ướt trong đó sự xói mòn do nước tự do phát huy. Trên thực tế, nước đã khiến đá trần trụi, đẽo gọt đá, làm lộ ra đá cứng nhất và làm biến mất đá mềm nhất. Nước còn đào khoét các thung lũng, phóng thích cuội, sỏi và các hạt cát. Gió chỉ tô điểm thêm cho công việc này: đánh bóng và lám nhẵn đá (bào mòn[1]).

Vì vậy, cảnh quan mà ta thấy hiện nay vừa bắt nguồn từ bản chất của đá, vừa của lịch sử biến dạng của chúng và tác dụng của các yếu tố khó hậu. Cho nên các khối đá granit hoặc chỏm núi lửa sát cánh với các thềm trầm tích mênh mông, ''hoang mạc đá'', nếu là đá vôi, và “cao nguyên cát kết”, nếu là cát kết, hoặc ''tiền sơn nguyên'', đồng bằng xói mòn bị khoét trong đá kết tinh. Nhưng phần chủ yếu của các vùng sa mạc là các diện tích lớn phủ đá giăm góc cạnh hoặc đá cuội gọi là ''hoang mạc đá'': hoang mạc đá phân ly khi đá bị phân mảnh, hoang mạc đá bồi khi đá bắt nguồn từ các lớp trầm tích đất bồi bị dàn trải. Ngoài ra, những hòn đá cuội này còn là các công cụ đầu tiên (chày, cối, v.v...) được gia công bởi con người ở những vùng này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1918-02-633464442066406250/Sa-mac/Co-phai-sa-mac-nao-cung-co-con-cat...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận