Thiên thạch được phân loại ra sao?
Các công trình ở thế kỷ XIX và XX đã đưa ra một cách phân loại mô tả. Nhưng hiện nay các nhà khoa học có xu hướng phân loại thiên thạch theo vật thể xuất xứ. Ví dụ nổi bật là lớp thiên thạch chính không phân hóa, bắt nguồn từ những vật thể nhỏ, không có vỏ trong, vỏ ngoài hoặc nhân. Đó là loại thiên thạch hạt, chiếm 85% số thiên thạch rơi xuống Trái đất. Hạt là những viên hình cầu (không 0,1-5 mm) thuộc vật liệu được silicat hóa và kim loại, lồng vào một khuôn rất mỏng mà phần lớn cũng được cấu tạo bằng silicat. Vào lúc chúng được hình thành cách đây hơn 4,5 tỷ năm, trước khi các hành tinh tăng khối lượng, chúng đã trải qua một hiện tượng tôi, giống như thép tôi trong công nghiệp luyện kim. Chúng đã nguội đi rất nhanh sau khi nóng chảy ở nhiệt độ hơn 1.800 K trong vài giờ. Người ta đã làm các thí nghiệm tái tạo quá trình và thu được kết cấu những hạt tương tự. Chỉ có phương pháp đốt nung là ''vi phạm'' hiện tượng thiên nhiên, nghĩa là không giống hệt. Trừ các nguyên tố bay hơi như hydro hoặc heli, thiên thạch hạt có thành phần giống như Mặt trời. Một lớp phụ gọi là thiên thạch hạt có cacbon, chứa các phân tử hữu cơ phức tạp. Loại đá nguyên thủy này rất có ích cho các nhà khoa học vì là bằng chứng về nguồn gốc của hệ mặt trời, ít bị biến tính. Được nghiên cứu kỹ nhất là thiên thạch Allende (Mexico, 1969) có chứa các dị thường đồng vị, bênh vực giả thuyết cho rằng một siêu sao mới đã nổ ngay trước khi hình thành hệ mặt trời.
Lớp lớn thứ hai là thiên thạch phân hóa không có hạt. Một số trong đám này, được gọi là đá, là sạn hạt. Chúng được cấu thành từ hỗn hợp silicat (olivin, pyroxen và /hoặc feldspath) cùng với các chất khoáng thứ yếu khác. Trong số này có dung nham đã rắn lại, cách đây khoảng 4,45 - 4,56 tỷ năm, ở bề mặt các tiểu hành tinh đã phân hoá. Chúng được phun ra do va chạm. Mười ba sạn hạt bắt nguồn từ Mặt trăng, còn các SNC có thể bắt nguồn từ Sao Hỏa. Một số là dung nham bị tan khi có nước, cách đây 1,3 tỷ năm.
Một lớp vật thể khác gọi là pallasite, như thiên thạch ở Krasnoyarsk (miền trung nước Nga), có thể bắt nguồn từ ranh giới giữa vỏ và nhân của một tiểu hành tinh. Chúng được tạo thành từ các tinh thể Olivin lồng trong một khuôn sắt và kền. Những phần còn lại có nhân kim loại của một tiểu hành tinh tạo thành nhóm thiên thạch sắt. Trước đây không được gọi là sidérite (tiếng Hy Lạp sideros, sắt, chứ không phải từ tiếng Latin, sideri, bị các thiên thể va đập), chứa khoảng 5-50% kền, vành Tucson, một thiên thạch nặng 500 kg, có một mặt dẹt bị khoét một lỗ 60 cm ở giữa. Nó đã được dùng làm đe cho thực dân Tây Ban Nha ở thế kỷ XVIII và hiện nay được trưng bày ở Bảo tàng Washington cho mọi người xem. Đó là những thiên thạch nặng nhất (7,6-8 g/cm3), hiếm thấy trong số thiên thạch rơi, nhưng chiếm khoảng 40% số thiên thạch được tìm thấy (ngoài Nam cực), vì chúng dễ được phát hiện hơn và cứng hơn đá.