Em bé thật sự nhận gì?
Từ lâu người ta đã coi trẻ sơ sinh là mù, cho tới khi người ta chứng minh một tính nhạy cảm với ánh sáng từ tháng thứ bảy của đời sống trong dạ con. Việc phơi bụng mẹ dưới ánh sáng mạnh nhấp nháy làm tăng nhanh nhịp tim và chuộng chân tay của thai.
Khi sinh ra, trẻ sơ sinh có thể chăm chú nhìn và theo dõi một vật di chuyển chậm, đó là dấu hiệu có các phản xạ vận nhãn bẩm sinh. Nhưng chỉ bắt đầu từ tháng 12, em bé mới theo dõi một vật đang di chuyển nhanh. Còn về thị lực, vốn kém lúc mới sinh, nó tăng dần để đạt được 4/10e lúc 12 tháng và tới 10/10e khi 4 tuổi.
David Hubel và Torsten Wiesel ở Đại học Harvard đã chứng minh rằng hoạt động thị giác cấu trúc vỏ thị giác một cách rất sâu sắc. Công trình này đã đem lại cho họ giải thưởng Nobel năm 1981. Tuy nhiên hiệu ứng cấu trúc này chỉ đạt được trong một thời kỳ nhất định. Nếu thiếu cơ hội (trong thí nghiệm khâu mí mắt ở một con mèo con), thì không còn có thể sắp xếp lại vỏ não và thị giác của con vật trưởng thành bị hỏng. Ngoài ra, sẽ phát triển thị giác cũng giúp phát triển các vùng vỏ vận động. Chẳng hạn, chỉ cần nhìn thấy một chuyển động tích cực thì trong não cũng những vùng ấy được huy động, nếu người ta gây ra chuyển động này. Đó là cơ sở sinh học của sự bắt chước - một cơ chế cần thiết của học tập rèn luyện, đặc biệt ở trẻ rất nhỏ tuổi.