Tài liệu: Quan hệ giữa nhìn và nhận ra một vật

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 1918, nhà thần kinh học người Anh Gordon Holmes đã mô tả trường hợp một người bệnh,
Quan hệ giữa nhìn và nhận ra một vật

Nội dung

Quan hệ giữa nhìn và nhận ra một vật

Năm 1918, nhà thần kinh học người Anh Gordon Holmes đã mô tả trường hợp một người bệnh, sau khi bị tổn thương vỏ thị giác, có thể cảm nhận và xác định được các vật, nhưng không sao chạm được hoặc đặt chúng vào không gian chính xác. Bắt đầu từ năm 1982 với các công trình của Leslie Ungedeider và Mortimer Mishkin, người Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phân biệt hai đường truyền thần kinh thị giác, đường bụng và đường lưng. Nói một cách đơn giản, đường thứ nhất liên quan với nhận dạng các vật và biểu thị có ý thức về chúng. Đường thứ hai tham gia vào định vị các vật và điều khiển hành đông hướng vào chúng nhờ cách xử lý không có ý thức nói chung.

Khi một số vùng của vỏ não bị tổn thương, dù mắt hoạt động, nhưng người ta vẫn nhận thấy một bệnh mù được gọi là mù ở trung tâm. Ví dụ, những tổn thương ở vùng giúp nhận ra các khuôn mặt gây nên hiện tượng mất nhận thức diện mạo, một rối loạn kỳ lạ đã khiến nhà thần kinh học Oliver Sacks đặt tên cho cuốn sách của ông là Người đàn ông coi vợ mình là cái mũ (L’Homme qui prenait sa femme pour un chapeau. Seuil, coll. "Point Essasi", 1992). Những khiếm khuyết ở hệ chú ý có thể là nguồn gốc của chứng nửa hờ hững người bị tổn thương vùng này chỉ cảm nhận được một nửa Thế giới.

Cách mà tất cả các phương thức xử lý thông tin được hợp lại để tạo nên hình ảnh có ý thức cuối cùng vẫn còn được tranh cãi nhiều. Trên thực tế, cuộc tranh luận này vấp phải vấn đề về định nghĩa ý thức. Nhưng ngược lại, hiện nay thị giác là cửa ra vào được các nhà khoa học ưu tiên để nghiên cứu ý thức.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1928-02-633464623150937500/Thi-giac/Quan-he-giua-nhin-va-nhan-ra-mot...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận