Tài liệu: Người ta thu nhặt thiên thạch ở đâu?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khi đi vào khí quyển, bề mặt nóng chảy của các thiên thạch được phủ một lớp mỏng xẫm đặc trưng.
Người ta thu nhặt thiên thạch ở đâu?

Nội dung

Người ta thu nhặt thiên thạch ở đâu?

Khi đi vào khí quyển, bề mặt nóng chảy của các thiên thạch được phủ một lớp mỏng xẫm đặc trưng. Các chuyên gia đã thiên về các vùng sa mạc nóng hoặc lạnh để đi tới (Sahara, châu Úc, Mỹ, Nam cực, Greenland), là nơi dể phân biệt chúng với các loài đá khác. Người ta đã thu được 5.000 vật thể thiên thạch ở ngoài Nam cực. Những người ham thích Sahara, muốn giữ bí mật về các nơi tìm kiếm, đã mang về hơn 2.000 và các chuyên gia đã bị "ngập đầu'' về các yêu cầu chuyên môn. Người ta chỉ tìm thấy 68 thiên thạch ở Pháp, vật thể lớn nhất là ở La Caille (Alpes-Maritimes). Khối sắt nặng 625 kg này đã được dùng làm ghế ngồi công cộng ở đây trong hai thế kỷ, trước khi người ta nhận ra nó là thiên thạch năm 1828. Số lượng ít ỏi này là do địa hình quá lồi lõm và thường phủ thảm thực vật, không tạo thuận lợi  cho việc phát hiện các vật thể ngoài Trái đất.

Việc thu nhặt đạt kết quả hơn ở Nam các với khoảng 14.000 mảnh. Đặc điểm của vị trí ở những nơi thu nhặt là không phải chỗ rơi: khi di chuyển, băng mang theo thiên thạch và đặt chúng dưới chân núi như dãy đồi Allan Hill đã nói trên. Kỹ thuật thu các vi thiên thạch đã được Michel Maurette - người Pháp hoàn chỉnh, là làm băng tan. Ở Greenland, nơi thử kỹ thuật mới, ông đã phải tách hàng nghìn vi thiên thạch ra khỏi các vi tảo trộn lẫn với chúng. Hiện nay ông đã quay sang Nam cực, nơi băng không bị ô nhiễm và là nơi các vi thiên thạch được bảo quản tốt nhất.

Từ năm 1975, NASA (Cơ quan nghiên cứu không gian vũ trụ Hoa Kỳ) đã thu nhặt vi thiên thạch ở quyển bình lưu. Một máy bay do thám U2 được trang bị các máy thu có trát dầu silicon để dính các IDP (Interstellar Dust Particules - các hạt bụi giữa các vì sao), vi thiên thạch có đường kính không 20 micromet. Việc thu nhặt cũng có thể được tiến hành ở ngoài khí quyển, trước khi có sự va chạm nào đó với khí quyển. Đó là trường hợp năm 1995, người ta đã sử dụng vệ tinh thu hồi LDEF (Long Duration Exposure Facility - Phương tiện tiếp xúc dài hạn) hoặc trạm quỹ đạo Mir mà một tập thề của Viện Vật lý thiên văn Vũ trụ ở Orsay đã sử dụng nhiều lần.

Một số trường hợp rơi đã gây ra những tai biến nghiêm trọng. Cho dù chưa có vật thể nào chạm đất (nói đúng ra, chưa chắc đã là thiên thạch), một thiên thạch đá đã chiếu sáng rực bầu trời Siberia ngày tháng 6 năm 1908. Nó đã xuyên qua khi quyển với tốc độ 80.000 km/giờ, nó ở độ cao 8.000 và phá hủy khoảng 2.000 km2 rừng.

Chicxulub, hố có đường kính 200 km ở Mexico, đã được tạo ra cách đây 65 triệu năm do một vật thể có đường kính 10 km. Những bụi chủ yếu thuộc Trái đất, đã được phân bổ trên khắp hành tinh, gần như tạo ra một mùa đông vĩnh cửu. Chắc hẳn thảm họa này đã giết chết phần lớn các loài sinh vật. Trên Trái đất, không còn dấu vết của những tai biến đầu tiên nữa. Nhưng nửa tỷ năm đầu của hệ mặt trời được đánh dấu bằng một trận oanh tạc dữ dội của thiên thạch, là phần còn lại vẫn đặc của tinh vân nguyên thủy. Do không có tác động tương đôi đến địa hình như các biển trên Mặt trăng, có tuổi khoảng 3 tỷ năm, chứng tỏ rằng tỷ lệ tác động đã giảm hẳn đi kể từ đó.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1929-02-633464632316406250/Thien-thach/Nguoi-ta-thu-nhat-thien-thach...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận