Tài liệu: Trong tương lai, người ta có thể giúp người mù nhìn được không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các mảnh ghép thị giác ''phỏng sinh học'' đang phát triển, nhưng kết quả của chúng hiện nay chưa được chứng minh rõ.
Trong tương lai, người ta có thể giúp người mù nhìn được không?

Nội dung

Trong tương lai, người ta có thể giúp người mù nhìn được không?

Các mảnh ghép thị giác ''phỏng sinh học'' đang phát triển, nhưng kết quả của chúng hiện nay chưa được chứng minh rõ. Những mảnh ghép này dựa vào các hệ máy quay phim kết hợp, trong một số trường hợp vào giác mạc, những trường hợp khác vào vỏ thị giác, hoặc khác nữa, vào lưỡi. Khó khăn phần lớn chưa giải quyết được là biến đổi thông tin số bắt nguồn từ mảy quay phim thành tín hiệu mà não có thể giải thích được.

Một chiến lược khác cũng được thăm dò là tái tạo các mô bì tổn thương. Đối với giác mạc, việc ghép cơ quan lấy ở người chết là một thủ thuật tương đối thông dụng (ở Pháp khoảng 4.000 ca mỗi năm). Nhưng vì thiếu mảnh ghép nên các nhà nghiên cứu đang cố hoàn chỉnh kỹ thuật nuôi cấy tế bào để khắc phục sự thiếu hụt này. Người ta thu được các kết quả đầu tiên năm 2000. Còn ghép võng mạc phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn, người ta đã phải đợi đến năm 2002 để cho một người đầu tiên nhận được 2 milimet vuông một võng mạc được lấy ra ở một thai nhi bị sẩy, kỹ thuật này đã phục hồi một “tri giác ánh sáng tạm thời''. Kể từ đó, sáu người đã được chữa theo cách này. Nhưng cũng vẫn thiếu mảnh ghép, và nhất là những vướng mắc kỹ thuật và đạo đức đã khiến các nhà nghiên cứu phải hoàn chỉnh các mô võng mạc được nuôi cấy, từ tế bào gốc. Tuy nhiên, tính chất phức tạp của mô võng mạc, gồm nhiều lớp tế bào với vô số kết nối khiến rất khó cho các nghiên cứu này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1928-02-633464626399843750/Thi-giac/Trong-tuong-lai-nguoi-ta-co-the-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận