Tài liệu: Những nguyên nhân chính của bệnh mù trên thế giới là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nguyên nhân đầu tiên là đau mắt hột, đụng chạm tới gần 500 triệu người, chủ yếu ở châu Phi và một số vùng Nam Á và Mỹ Latin.
Những nguyên nhân chính của bệnh mù trên thế giới là gì?

Nội dung

Những nguyên nhân chính của bệnh mù trên thế giới là gì?

Nguyên nhân đầu tiên là đau mắt hột, đụng chạm tới gần 500 triệu người, chủ yếu ở châu Phi và một số vùng Nam Á và Mỹ Latin. Đây là một bệnh do một loài vi khuẩn nhỏ, Chlamydia trachomatis, gây viêm mắt. Nếu không được chữa thì bệnh này dẫn tới mù. Nguyên nhân thứ hai là bệnh ''mù sông'' hoặc bệnh giun chỉ u, một bệnh đặc hữu ở 30 nước châu Phi và 6 nước châu Mỹ. Khoảng 120 triệu người bị phôi nhiễm ở đây và hơn 17 triệu người mắc bệnh. Bệnh này là bệnh ký sinh do vết đốt của một loài côn trùng truyền, được gọi là ruồi nhuế hoặc ''ruồi đen''. Bệnh dẫn đến các tổn thương da nghiêm trọng và trong giai đoạn cuối là mù không đảo ngược được. Có các cách chữa có hiệu quả chống lại cả hai bệnh này và cả các phương trình phòng chống quốc tế. Chẳng hạn, đối với bệnh giun chi u, trong 20 năm một loại thuốc chống ký sinh đã thật sự làm giảm hết sự truyền bệnh ở Tây Phi. Nhưng cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục ở phần còn lại của lục địa này và ở Nam Mỹ.

Ở các nước phương Tây, những rủi ro lại khác hẳn. Nguy cơ đầu tiên là bệnh võng mạc do tiểu đường, một hậu quả của bệnh tiểu đường: chứng phù hoặc tắc các mạch võng mạc dần dần làm mất thị giác. Tiếp theo là thoái hóa điểm vàng (vết dát) gắn liền với tuổi tác (vùng trung tâm của võng mạc gọi là điểm vàng bị thoái hóa); bệnh tăng nhãn áp (glaucome - tăng áp lực trong mắt khiến dây thần kinh thị giác bị chèn ép) và bệnh đục thủy tinh thể. Ở Pháp, căn bệnh đầu tiên đụng chạm tới l.200.000 người, bệnh thứ hai - hơn 500.000 và bệnh thứ ba - gần như 100% số người trên 80 tuổi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1928-02-633464625896718750/Thi-giac/Nhung-nguyen-nhan-chinh-cua-benh...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận