Sao băng có phải là thiên thạch không?
Đây là một sự lạm dụng ngôn ngữ (trong tiếng Pháp météore, sao băng, còn météorite, thiên thạch). Sao băng là hiện tượng khí tượng, tức hiện tượng sáng khí quyển. Ta không nên lẫn với các vật gây ra chúng. Một thiên thạch nặng nhiều kilogam xuyên qua khí quyển dễ nhìn thấy giống như một sao băng lướt qua với tốc độ nhiều kilomet mỗi giây. Ở độ cao 100 km, nó biến đổi không khí xung quanh thành plasma sáng. Sự băng qua siêu âm này tạo ra một sóng va, nghe như tiếng máy bay vượt qua bức tường âm thanh và một tiếng trống trầm liên hồi do sự nhiễu loạn của không khí.
Từ hai mươi năm nay, các nghiên cứu thiên thạch đã được mở rộng sang các vi thiên thạch. Những hạt bụi này giống hệt như những hạt tự thiêu trong khí quyển ở độ cao 40-80 km và tạo ra sao băng. Chúng được tạo thành từ cùng loại vật chất ban đầu, khi tới mặt đất hoặc bị khí quyển giữ lại. Vì vậy một số nhà khoa học gọi các đám bụi kết hợp với một sao chối này là thiên thạch, có chu kỳ quay dài hay ngắn. Các Leonid, nhìn thấy hằng năm vào ngày 17 tháng 11, bắt nguồn từ sao chổi Temple-Tuttle, có chu kỳ 33 năm. Các sao băng của nó có thể bắt nguồn từ chòm sao Sư tử, điểm đỉnh của hướng vượt qua khí quyển của chúng. Cứ mỗi một phần ba thế kỷ, đám này lại gieo lại, và những năm tiếp theo, người ta có thể chứng kiến một trận mưa hàng trăm sao băng mỗi giây. Trận mưa sao năm 1833 vẫn còn đọng lại trong các báo cáo khoa học là trận mưa sao phong phú nhất. Hàng trăm nghìn sao băng đã vạch ngoằn ngoèo bầu trời vào đêm 12 đến 13 tháng 11. Chuyến bay qua gần đây nhất của Temple- Tuttle ở điểm cận nhật là ngày 8 tháng 3 năm 1998 (xem bài Sao chổi).