Người ta có thể đoán trước mưa sao không?
Năm 1998, các nhà thiên văn đã báo động cho các phương tiện thông tin đại chúng về trận mưa Leonid khả dĩ vào đêm 17 đến 18 tháng 11. Do Trái đất quay nên hiện tượng này có thể thấy được vào 4 giờ sáng ở Trung Quốc và Viễn Đông. Tiếc rằng chẳng ai thấy gì. Trái lại, khoảng mười lăm giờ trước đó, một số người châu Âu đã chứng kiến một trận mưa chừng 260 sao băng mỗi giờ, tức gấp 20 lần so với nhịp độ quen thuộc của một đám băng qua bình thường. Có nhiều đám gắn liền với sao chổi Temple-Tuttle vì quỹ đạo của sao này thay đổi dần khi đi vào bên trong hệ mặt trời. Vì vậy những đám khác nhau, tương ứng với các quỹ đạo khác nhau, được phân bổ xung quanh Mặt trời. Trận mưa sao năm 1998 gắn liền với quỹ đạo mà điểm cận nhật có từ năm 1899. Trận mưa sao mong đợi năm 1999 được tính toán so với trận năm 1932. Rất khó dự báo chính xác quỹ đạo cảu các hạt này, là quỹ đạo chịu sức hút của các hành tinh khác, cũng như chịu áp suất của bức xạ ánh sáng mặt trời hoặc tác dụng của gió mặt trời. Các mô phỏng bằng số đã dự đoán trong năm 1999, trận mưa sao sẽ đạt mức cao nhất khoảng 3 giờ sáng ngày 18 tháng 11 vào tuần trăng thượng huyền. Người ta cho rằng sẽ thấy hiện tượng này chủ yếu ở Tây Âu khi nhìn sang hướng đông.