Cây sống sót bằng cách nào?
Bằng cách thích nghi. Nhưng các hạn chế cố hữu ở môi trường sa mạc rất khắc nghiệt: nước hiếm và mặn, không khí khô, bức xạ mặt trời mạnh, gió dữ dội v.v... Để giữ nước cân bằng cần cho hoạt động chuyển hóa tốt của tế bào, thực vật sa mạc đã phát triển các hệ rễ rất hoàn thiện: có loại phát triển rễ con trên mặt để hứng nước sương mà toàn bộ chiều dài có thể đạt tới hàng phục mét; có loại phát triển rễ cọc có thể đâm sâu vào trong đất để lấy nước ở dưới sâu. Một cây cao 3 m có thể hút nước nằm sâu tới 35 m!
Đồng thời, mọi cấu tạo đều ăn nhập để hạn chế mất nước qua thoát hơi nước và bốc hơi: giảm kích thước, giảm bớt thậm chí không còn lá (khi ấy thân làm nhiệm vụ đồng hóa); tăng nhiều gai; bề mặt dày và cứng; khí khổng (lỗ khí để hô hấp) chìm, giảm kích thước tế bào, v.v... Một số loài thực vật còn thích nghi bằng cách khớp giai đoạn hoạt động (sinh trưởng, ra hoa, tạo quả) với mùa ít khô hạn nhất.