Sa mạc có tiến triển không?
Trở lại ví dụ ở Mauritania. Không phải là sa mạc tiến triển mà là những cơ chế tạo nên nó, nghĩa là xói mòn do gió và nước tăng lên, lấn chiếm các vùng lân cận. Hậu quả từ đó là mất lớp phủ thực vật và đất. Ta đừng quên rằng ở môi trường khô hoạt động tạo đất chậm lại, đất mỏng, nhiều đá cuội, mặn, nghèo chất hữu cơ và mùn. Trong khi đó độ ổn định của đất phụ thuộc vào sự giàu chất hữu cơ và mùn bắt nguồn từ tàn tích thực vật. Khi mùn không còn do cày bừa quá nhiều và quá sâu, chăn thả quá mức, thì các hạt đất mất kết dính và bị gió cuốn đi. Vậy nếu xói mòn do gió xảy ra ở một vùng nhận được từ 500 đến 600 mm nước mỗi năm, thì vùng này có biến thành sa mạc không? Không, vì thường xuyên có lượng mưa 500 hoặc 600 mm hằng năm.
Do đó khó khẳng định rằng sa mạc tiến triển. Nhưng hẳn là các đường biên có chiều hướng sa mạc: ở Mauritania chẳng hạn, vùng này nằm trong các đường đẳng vũ 150-250 mm đã bị sa mạc hóa do hành động của con người, mặc dù trời tiếp tục mưa ở đây với lượng 150- 250 mm/năm. Người ta thấy các các lều trại và những khu có người, nhưng quanh đó lộ ra ánh sa mạc. Những vầng này lớn lên và hợp lại. Vết loang cứ thế phát triển. Ở nam Sahara, các vùng sa mạc đã bị sa mạc hóa như vậy trong nửa thế kỷ. Vậy thì diện tích sa mạc có lớn hơn trước đây không? Rất có thể, mặc dù các dữ liệu không thống nhất. Lẽ ra nói rằng ''sa mạc tiến dần'' thì có lẽ để khách quan hơn, ta nên nói rằng các vết sa mạc xuất hiện gắn liền với hoạt động của con người và ở đâu sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Điều đó không hề giới hạn tính nghiêm trọng của vấn đề: những vùng khô hạn bị đe dọa, thường là quá đông dân, chiếm một diện tích khoảng 30 triệu km2, tức gần 20% đất đai lộ thiên!