MAHATMA GANDHI
Monhandas Karamchand Gandhi sinh ra trong thị trấn Porbanđer thuộc một bang mà ngày nay là Gujarat, vào ngày 2 tháng 10 năm 1869. Ông đã đi học ở gần Rajkot, nơi cha ông làm phó thượng thư cho nhà cầm quyền địa phương. Mặc dù Ấn Độ lúc đó nằm dưới sự cai trị của người Anh, đã có hơn 500 vương quốc công quốc và bang được phép giữ quyền tự trị về nội chính. Những đơn vị này gọi là các 'bang địa phương', và Rajkot là một bang như vậy.
Sau này Gandhi đã kể lại buổi thiếu thời của mình trong một cuốn tự thuật đặc biệt, 'Chuyện về Những Sự thật Tôi Đã Trái Qua'. Cha của ông đã qua đời trước khi Gandhi học xong trung học, và ở tuổi mười ba ông đã lấy Kasturba (hay Kasturbai), người còn nhỏ tuổi hơn ông. Năm 1888 Gandhi đến nước Anh để học luật. Mặc đù những người lớn tuổi phản đối việc này, nhưng không ai ngăn cấm ông rời khỏi đất nước. Mẹ của ông, một người mộ đạo, đã bắt ông phải hứa là tránh xa rượu chè, đàn bà và thịt trong lúc ở nước ngoài. Gandhi đã để lại đứa con nhỏ của mình, lúc đó chỉ mới vài tháng tuổi.
Ở Luân Đôn Gandhi đã gặp những người theo thuyết thần trí những người ăn chay, và những người khác không những chỉ tỉnh ngộ với phong trào công nghiệp hóa mà còn với những tư tưởng của Thời đại ánh sáng. Gandhi đã bị họ thu hút mạnh mẽ, đồng thời cũng bị thu hút bởi những bản văn về các truyền thống tôn giáo. Ở đất nước này Gandhi cũng thể hiện quyết tâm cùng với sự chuyên tâm theo đuổi mục tiêu của mình. Ông đã bị gọi ra tòa vào năm 1891 và thậm chí bị ghi tên vào sổ của tòa án tối cao Luân Đôn; nhưng cuối năm đó ông đã về Ấn Độ.
Sau một năm thực hành nghề luật không mấy thành công, Gandhi đã quyết định chấp thuận lời đề nghị của một nhà buôn Ấn Độ ở Nam Phi để làm tư vấn pháp lý cho ông ta. Ngoài dự tính của ông, cuộc đi này đã kéo đài quá mức, và đầu đuôi Gandhi đã ở đại Nam Phi trên 20 năm.
Những người Ấn sống ở Nam Phi không có quyền hạn chính trị gì và thường được biết đến với cái tên đầy xúc phạm là 'cu li'. Bản thân Gandhi cũng đã nhận thức được sức mạnh đáng sợ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của người Âu. Và ông cũng đã thấm thía về quyền con người khi bị đuổi ra khỏi toa hạng nhất trên một chuyến xe lửa mặc dù ông có vé của toa này. Với sự thức tỉnh chính trị này, Gandhi đã nổi lên là một nhà lãnh đạo của cộng đồng người ấn, và ngay tại Nam Phi ông đã lần đầu đặt ra từ satyagruha để biểu thị cho lý thuyết và hành động của việc chống đối bất bạo động.
Ông đã tự biểu mình một cách xuất sắc như là người hâm mộ hay người đi tìm satya (sự thật), mà sự thật này chỉ có thể đạt được bằng ahimsa (bất bạo động, tình yêu) và brahmacharya (sống độc thân, hướng đến Thượng đế). Gandhi nhận thức rằng cuộc sống của ông là một loạt những cuộc thử nghiệm để ứng dụng satyagraha theo một phong cách làm cho cả kẻ áp bức lẫn người bị áp bức đều nhận ra sự ràng buộc và nhân tính giống nhau của họ. Ông đã nhận ra rằng tự do chỉ là tự do khi nó không thể bị chia cắt.
Trong cuốn sách 'Satyagraha ở Nam Phi' ông đã mô tả chi tiết sự đấu tranh của người Ấn để giành lấy nhân quyền của họ, và sự chống đối của họ đối với luật pháp áp bức và các biện pháp hành pháp. Trong đó có những ví dụ như việc đánh thuế thân vào họ, hoặc lời tuyên bố của chính quyền rằng tất cả những đám cưới không theo Cơ đốc giáo đều là bất hợp lệ. Năm 1909 Gandhi trong một chuyến trở về Ấn Độ đã viết một bản luận văn với tựa đề Hind Swaraj có nghĩa là Các Qui tắc Nội địa Ấn Độ, trong đó ông đã phê phán không những chỉ nền văn minh công nghiệp và còn cả mọi phương diện của sự hiện đại.
Gandhi đã trở về Ấn Độ vào đầu năm 1915, và không bao giờ rời khỏi đất nước nữa, ngoại trừ một chuyến đi ngắn đến châu Âu vào năm 1931. Mặc dù không phải là ông hoàn toàn không được biết đến ở Ấn Độ, Gandhi vẫn theo lời khuyên của vị cố vấn chính trị là Gokhale, đã tự làm quen với những hoàn cảnh ở Ấn Độ. Ông đã đi nhiều nơi trong vòng một năm. Trong vòng vài năm sau đó, ông đã tham gia vào nhiều cuộc đấu tranh địa phương, chẳng hạn như ở Champaran tại Bihar, nơi công nhân tại các đồn điền trồng cây chàm đã than phiền về các điều kiện làm việc áp bức, và tại Ahmedabad, nơi một cuộc tranh chấp đã nổ ra giữa những người quản lý và công nhân của một nhà máy sợi.
Những lần can thiệp của ông vào những sự việc như vậy đã đem lại cho Gandhi một thanh thế đáng kể, và uy thế trong guồng máy lãnh đạo chính trị quốc gia của ông đã biểu hiện bằng việc lãnh đạo công cuộc chống đối những luật lệ hà khắc vào năm 1919. Tính chất thần thánh của ông không phải là bất thường, và lúc này ông đã là một ngươi được biết đến ngang với Rabindranath Tagore, nhà văn nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Khi những cuộc nhiễu loạn nổ ra ở Punjab, dẫn đến việc tàn sát một số lớn những người Ấn Độ không vũ trang ở Amrilsar, Gandhi đã viết bản báo cáo về ủy ban Thẩm vấn Quốc hội Punjab. Trong hai năm sau đó, Gandhi đã khởi xướng phong trào bất hợp tác, theo đó kêu gọi những người Ấn rút lui khỏi các cơ quan của người Anh, trả lại những huy chương do người Anh ban thưởng và học tập nghệ thuật tự tin vào chính mình.
Mặc dù sự quản trị của người Anh bị tê liệt ở một số nơi, phong trào đã bị hoãn lại vào tháng 2 năm 1922 khi vài chục cảnh sát viên ngươi Ấn đã bị một đám đông giết chết một cách tàn nhẫn tại Chun Chaura. Ngay sau đó bản thân Gandhi đã bị bắt, bị buộc tội xúi giục nổi loạn và bị kết án 6 năm tù. Theo sách tự thuật của ông, ở Nhà tù Lớn Gandhi đã viết bản cáo trạng chế độ cai trị của người Anh.
Vì sức khỏe yếu kém, Gandhi đã được trả tự do vào năm 1925. Trong những năm sau đó, ông đã làm việc cật lực để duy trì mối quan hệ giữa đạo Hindu và Hồi giáo. Năm 1924, trong nhà tù ông đã làm một cuộc tuyệt thực 21 ngày khi cuộc nổi loạn Hindu – Hồi giáo nổ ra ở Kohat, một doanh trại quân đội tại biên giới phía Tây Bắc. Đây là một trong số những cuộc tuyệt thực công khai của ông, và năm đến 1932 ông lại bắt đầu một cuộc tuyệt thực gọi là Tuyệt thực Anh hùng ca. Gandhi là kẻ thù của Ambedkar, người lãnh đạo số gọi là tiện dân ở Ấn Độ, nhưng người ta không nghi ngờ việc Gandhi thực sự quan đến việc loại bỏ những sự bất lực nghiêm trọng làm cho họ phải chịu đau khổ.
Điều tương tự là không ai nghi ngờ việc Gandhi không bao giờ chấp nhận lập luận rằng những người Hindu và những người Hồi giáo hình thành hai yếu tố trong xã hội Ấn Độ. Gandhi bận tâm với nhiều chuyện rất quan trọng, nhưng ông vẫn tiến hành những chương trình cho việc cải cách xã hội. Gandhi có những ý kiến, hầu hết là đúng đắn, về mọi vấn đề, từ vệ sinh và dinh dưỡng cho đến giáo dục và lao động, và ông đã bày tỏ những ý kiến này trên một trong số nhiều tờ báo mà ông đã thành lập. Gandhi vẫn được coi như một trong những gương mặt chủ yếu trong lịch sử báo chí của Ấn Độ.
Vào đầu năm 1930, phong trào quốc gia đã hồi sinh, quốc hội Ấn Độ đã tuyên bố rằng họ sẽ không thỏa mãn với bất kỳ điều gì nếu không có sự độc lập hoàn toàn. Một khi lời kêu gọi đã được ban ra, quốc hội là sự tất yếu cần thiết để tiến hành phong trào chống lại ách cai trị của thực dân Anh. Vào ngày 2 tháng 3, Gandhi đã gửi cho vị phó vương, Lord Irwin, một bức thư thông báo rằng ngoại trừ khi những yêu cầu của người Ấn được đáp ứng, ông ta sẽ bị cưỡng bức bãi bỏ các luật về muối. Người ta có thể đoán trước là bức thư đó được nhận với sự nhạo báng. Từ đó Gandhi đã cùng với một nhóm người đi đến Dandi ở vùng biển. Gandhi đã cầm lấy một nhúm muối biển và ban dấu hiệu cho hàng trăm ngàn người chống lại các đạo luật, bởi vì người Anh đã áp dụng chính sách độc quyền về việc sản xuất và mua bán muối ăn. Đây là khởi đầu của phong trào bất phục tùng của nhân dân. Bản thân Gandhi bị bắt, và hàng ngàn người khác bị bỏ tù.
Sau đó chính Irwin đã giải tỏa sự bế tắc bằng cách đồng ý trao đổi với Gandhi, và kế tiếp người Anh đã nhất trí tổ chức Hội nghị Bàn tròn ở Luân Đôn để thương lượng về những điều khoản của nền độc lập Ấn Độ. Gandhi đã đến Luân Đôn năm 1931 và gặp một số người ngưỡng mộ ông ở Châu Âu, nhưng những cuộc thương lượng tỏ ra không đi đến kết cục. Khi trở về Ấn Độ, ông lại một lần nữa bị bắt.
Trong vài năm tiếp theo, Gandhi bận rộn chủ yếu với việc cải tổ cơ cấu xã hội Ấn Độ. Ông đã thề rằng ông sẽ không trở lại Sabarmati Ashram, nơi ông đã lập gia đình, nếu như Ấn Độ không giành được độc lập. Và đến khoảng giữa thập niên 1930 ông đến ở ẩn trong một ngôi làng hẻo lánh ở vùng trung tâm Ấn Độ. Chính tại ngôi làng không có điện, không có nước máy này, những nhà lãnh đạo chính trị Ấn Độ đã đến để thảo luận với Gandhi về tương lai của phong trào độc lập Ấn Độ. Và cũng ở đây ông đã tiếp những vị khách nước ngoài, chẳng hạn như Magaret Sanger, người nổi tiếng đã đề xuất việc sinh sản có kế hoạch. Sau đó Gandhi vẫn tiếp tục du hành khắp đất nước, đến bất kỳ chỗ nào người ta cần đến ông.
Một trong những nơi ông đã đến là xứ Pathan đầy ấn tượng, nơi đó ông đã gặp vua Abdul Ghaffar, người nguyện làm môn đệ đầy nhiệt tâm của Gandhi. Khi Tác chiến thứ II chấm dứt, Gandhi và những người lãnh đạo quốc hội đã định ra một chính sách trung lập: trong khi phê phán phát xít, họ cũng không thể ủng hộ đế quốc Anh. Gandhi đã bị Subhas Chandra Bose, chủ tịch quốc hội, phản đối. Bose có quan điểm rằng khi nào nước Anh suy yếu thì lúc đó là cơ hội cho Ấn Độ. Khi Bose lên chức chủ tịch quốc hội trái với điều mong muốn của Gandhi và thắng thế so với những đại biểu của Gandhi, ông ta nhận ra rằng Gandhi vẫn có ảnh hưởng rất mạnh đối với ủy ban Hoạt động Quốc hội, và hầu như họ sẽ không thể điều hành quốc hội nếu như không có được sự hợp tác của Gandhi và những người theo ông. Bose đã đệ đơn xin từ chức và sau đó rời khỏi Ấn Độ để tìm sự hỗ trợ của người Nhật và quân Phát xít cho kế hoạch giải phóng Ấn Độ của ông ta.
Năm 1942 Gandhi phát ra lời kêu gọi cuối cùng cho độc lập của đất nước đối với sự cai trị của người Anh. Ông đã đọc một bài diễn văn đầy kích động, yêu cầu mỗi người dân Ấn Độ hãy hy sinh cuộc sống của mình, nếu cần, cho mục đích tự do. Ông đã đưa ra khẩu hiệu 'Hành động hoặc Chết', và cùng lúc đó ông yêu cầu người Anh phải rời bỏ Ấn Độ. Câu trả lời của chính quyền Anh Quốc là bắt Gandhi, và cả nhóm lãnh đạo của quốc hội cũng phải vào tù, mãi cho đến khi chiến tranh kết thúc mới được thả.
Vài tháng sau khi Gandhi và Kasturba bị giam giữ tại cung điện của vua Nga tại Pune, Kasturba đã qua đời; sau đó đến lượt Mahadev Desai, người thư ký đã theo ông nhiều năm. Đây là một đòn mạnh giáng vào Gandhi. Trong khoảng thời gian từ 1942 đến 1945, Liên minh Hồi giáo, vốn đại diện cho quyền lợi của một số người Hồi giáo và bây giờ ủng hộ cho việc thành lập một vùng lãnh thổ riêng cho người theo đạo Hồi, đã ngày càng nhận được sự quan tâm của người Anh và đã hỗ trợ cho họ trong các hoạt động chiến tranh. Chính quyền mới tại Anh Quốc dưới trướng của Clement Atlee đã ủng hộ cho sự độc lập của Ấn Độ, và những cuộc thương lượng về tương lai của Ấn Độ đã bắt đầu trong không khí nghiêm túc. Cảm nhận được rằng những nhà lãnh đạo chính trị đang khát vọng quyền lực, Gandhi đã tránh xa những cuộc thương lượng đó. Ông tuyên bố phản đối sự chia cắt đất nước Ấn Độ.
Ngay cả những người phỉ báng ông cũng phải thừa nhận rằng những năm cuối đời của Gandhi là thời gian ông được ngưỡng mộ nhất. Ông đã đi bộ từ làng này sang làng khác ở Noakhali, nơi người Hindu bị giết để trả đũa cho việc giết những người Hồi giáo ở Bihar, để chăm sóc những người bị thương và an ủi những góa phụ. Ở Calcutta ông đã hòa giải sự xung đột giữa những người Hindu và những người Hồi giáo. Cuộc chiến tàn bạo ở Calcutta đã chấm dứt, hầu như nhờ vào những nỗ lực của Gandhi, và ngay cả những người phê phán ông cũng có thói quen nhắc đến 'phép màu ở Calcutta' của Gandhi. Khi thời điểm độc lập đến vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, người ta không tìm thấy Gandhi ở thủ đô, mặc dù Nehru và toàn bộ Hội đồng Lập hiến vẫn chào mừng ông như một kiến trúc sư của nền độc lập Ấn Độ, như một 'vị cha già của đất nước'.
Những tháng cuối cùng trong cuộc đời của Gandhi đã trải qua tại thành phố thủ đô Delhi. Ở đó ông đã chia thời gian của mình giữa ngôi nhà 'thuộc địa Bhangi', nơi những người quét đường và những người thấp kém nhất đang ở, và tòa nhà Birla, nơi cư ngụ của một trong những người giàu có nhất Ấn Độ, và là một trong những ân nhân của Gandhi. Những người tị nạn Hindu và người Sikh đã tràn vào thủ đô từ vùng đất nay đã trở thành Pakistan, và đã nhiều oán hận biến thành những cuộc bạo động đối với người Hồi giáo. Đây là một phần của những nỗ lực chấm dứt việc giết chóc ở Delhi, và nói chung là chấm dứt việc đổ máu sau cuộc chia cắt đất nước, trong đó đã lấy đi mạng sống của 1 triệu người, ngoài ra làm cho 1 triệu người khác phải dời chỗ.
Điều này đã làm cho Gandhi phải tuyệt thực lần cuối trong đời ông. Cuộc tuyệt thực chấm dứt khi các đại biểu của tất cả các cộng đồng ký một thỏa ước qui định rằng họ sẽ sống trong ‘tình bằng hữu tuyệt đối', và rằng sinh mạng, tài sản và niềm tin của những người Hồi giáo phải được bảo vệ.
Vài ngày sau đó, một quả bom phát nổ tại tòa nhà Birla nơi Gandhi đang cầu nguyện buổi tối, nhưng không gây thương tích cho ai. Gandhi, theo bản chất của mình, đã từ chối mọi sự bảo vệ, và không ai có thể từ chối ý muốn đi lại tự do của ông. Đầu buổi tối ngày 30 tháng Giêng năm 1948, Gandhi gặp phó thủ tướng Ấn Độ và người bạn đấu tranh của ông, Vallabhai Patel, và bắt đầu buổi cầu nguyện.
Tối hôm đó, Gandhi đến buổi cầu nguyện trễ hơn thường lệ một cách bất thường. Vào lúc 5 giờ 10 phút, với hai tay trên vai của Abha và Manu, hai người được coi như ‘những chiếc gậy sống' của ông, Gandhi bắt đầu đi về phía khu vườn nơi buổi cầu nguyện được tổ chức. Khi chuẩn bị bước lên những bậc tam cấp, Gandhi gấp tay lại và chào những khán giả của ông. Ngay lúc đó, một thanh niên đi đến và đẩy mạnh Manu sang một bên. Nathuram Godse cúi rạp mình trong động tác cung kính, rút ra một khẩu súng lục và bắn Gandhi ba phát vào ngựa. Những giọt máu xuất hiện trên tấm khăn choàng trắng, trong khi tay vẫn gấp lại để chào, Gandhi đã chúc phúc cho kẻ ám sát mình.