Tài liệu: Ấn Độ - Sự tranh chấp quyền lợi

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Mặc dù hiến pháp của Ấn Độ đã đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả công dân, không phân biệt chủng tộc, phái tính, tôn giáo và các mặt khác,
Ấn Độ - Sự tranh chấp quyền lợi

Nội dung

SỰ TRANH CHẤP QUYỀN LỢI

Mặc dù hiến pháp của Ấn Độ đã đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả công dân, không phân biệt chủng tộc, phái tính, tôn giáo và các mặt khác, và 'những nguyên tắc chỉ đạo về chính sách nhà nước' như đã qui định trong hiến pháp đã buộc chính quyền phải cung cấp một mức sống tối thiểu cho nhân dân, lời hứa đó đã không được thực hiện. Đại đa số người dân Ấn Độ đã không được đảm bảo hai bữa ăn hàng ngày, công việc làm ổn định, nhà cửa an toàn và sạch sẽ, hoặc một mức giáo dục đủ để họ hiểu được những quyền lợi và nghĩa vụ theo hiến pháp. Báo chí Ấn Độ đầy rẫy những mẩu tin về sự bóc lột, của những chủ đất chủ nhà máy, thương gia, và những viên chức nhà nước như cảnh sát, hải quan, đối với trẻ em, phụ nữ, dân làng, người nghèo và tầng lớp lao động.

Mặc dù các tòa án cấp cao, cụ thể là Tòa án Tối cao thường rất nhạy bén với những thực tế tàn nhẫn trong xã hội, và đôi khi cũng có hỗ trợ cho những người bị áp bức, người nghèo vẫn không có khả năng đại diện cho chính họ, hoặc hưởng được những pháp chế tiến bộ. Năm 1982, Tòa án Tối cao đã thừa nhận rằng những biện pháp đặc biệt đã được đảm bảo để người dân có thể không những chỉ thực hiện quyền tự do dân sự và tự do chính trị, mà còn được hưởng những quyền lợi về kinh tế, xã hội và văn hóa. Trường hợp này, dựa vào điều hiến pháp cấm đối với tình trạng 'begar' - việc lao động cưỡng ép và buôn bán con người, PUDR (Liên minh Nhân dân cho Quyền Tự do Dân chủ), đã đề xuất sự việc là những công nhân hợp đồng để xây dựng những quần thể lớn về thể thao của Làng Asian Gam tại Delhi đã bị bóc lột. PUDR đã yêu cầu Tòa án nhìn nhận rằng ‘begar' không phải chỉ là trường hợp cưỡng ép người khác làm việc theo ý mình, mà còn là làm việc trong tình trạng vị bóc lột và bị làm nhục, hoặc làm việc không có sự bù đắp tối thiểu của đồng lương. Tất cả những trường hợp đó đều là vi phạm những quyền cơ bản của con người.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1952-02-633468721272656250/Lich-su/Su-tranh-chap-quyen-loi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận