1904
Ở “Địa điểm các người đẹp”: Nefertari và ngôi mộ của bà
1904 - 05 Hai hình tượng của nữ hoàng Tiye ● 1905 Chữ viết “tiền – Sinai”
1904 Tượng Hersephes bằng vàng ở el-lhnasya
1905 Bức chạm nổi nữ hoàng Tiye của Brusbels ● 1905 Kho tàng của Tukh el-Qaramus
Khám phá/ khai quật 1904 bởi Ernesto Schiaparelli
Địa điểm Thebes (Thung lũng các nữ hoàng số QV 66)
Thời kỳ Vương quốc mới, Triều đại thứ 19, Vương triều Ramesses II, 1290 - 1224 trước CN.
Ta sét neferu - được dịch phổ biến là “Địa điểm của các Người Đẹp” - được tạo lập để làm nghĩa địa cho cấp cao của xã hội Ai Cập vào đầu triều đại thứ 18 ở bờ Tây Thebes. Vào cuối thời Ramessid, nhiều nữ hoàng Ai Cập, hoàng tử và công chúa được chôn ở đây. Nghĩa địa này, ngày nay được mọi người biết đến với danh xưng Biban el-Harim hay Thung lũng các Hoàng hậu, đã được khảo sát và phần nào được Rob-ert hay và các người kế nhiệm chứng minh bằng tài liệu vào năm 1826 – đặc biệt J.Gardner Wilkinson, vào năm 1828, đã đánh số (theo phương pháp của ông) những ngôi mộ lúc ấy có thể trông thấy được; Jean Francois Champollion đến thăm Thung lũng vào năm 1828 - 29; Ippolito Rosellini vào năm 1834; và Karl Richard Lepsius trong cuộc viễn chinh của người Phổ đến vào năm 1845. Tuy nhiên, việc khai quật qui mô chỉ bắt đầu vào năm 1903, với sự xuất hiện của Ernesto Schiaparelli, giám đốc của Bảo tàng Turin. Sự lựa chọn địa điểm của Schiaparelli được xui khiến bởi một mong muốn lấp đầy lỗ hổng bộ sưu tập của viện mình - mà mục tiêu hoàn toàn thành công. Ông ta rời bỏ Thung lủng hai năm sau, vào 1905, nghĩ là nó đã cạn kiệt (một kết luận mà đội khảo cổ học Pháp do Christian Leblanc cầm đầu mới đây có thể đồng ý). Vào hai năm này, Schiaparelli khám phá nhiều cái đáng chú ý, kể cả, vào năm 1904, một trong những vật có giá trị nghệ thuật cao ở Ai Cập - ngôi mộ của Nefertari (Nofretiri), vợ chính của Ramesses II và mẹ của sáu người con.
ERNESTO SCHIAPARELLI (1856 - 1928)
“Một học giả người Ý vĩ đại và khiêm tốn. Đó là Schiaparelli”.
MỘT ĐỒNG NGHIỆP
Sinh ở Occhieppo Inferiore Biella, Ý, ngày 12/7/1856. Học ngành Ai Cập học ở đại học Turin với Francesco Rossi (1827 - 1912) và ở Paris với Maspero, 1877 - 1880. Giám đốc bộ phận Ai Cập ở Bảo tàng Florence 1880 - 94; Giám đốc Bảo tàng Turin, 1894 – 27, thực hiện những cuộc khai quật đặc biệt có ích cho viện sau này ở Heliopolis, Giza, el-Ashmunein, Asyut, Qau el-Kebir, el-hammamia, Thebes (Thung lũng các Hoàng hậu , Deir el-Medina), 1903 - 20. Mất ở Turin, 17/02/1928.
Thung lũng các hoàng hậu - bức ảnh chụp vào lúc Schlaparelli khai quật.
Ngôi mộ của Nữ hoàng Nefertari. Toàn cảnh của phòng chôn cất, tiếp sau việc tái thiết mới đây của Viện bảo quản Getty; cột trụ sát bên trái có hình một thấy tế - setem mặc áo da báo, chủ các nghi lễ trong đám tang.
Ngôi mộ của Nefertari đi vào bằng một cầu thang dốc với quách trung tâm có khe trượt dẫn xuống một cửa rộng ấn tượng đến phòng đầu tiên của ngôi mộ và căn phòng bên. Một lối cầu thang thứ hai, tương tự cái đầu, dẫn xuống phòng chính của ngôi mộ, được trang bị cùng với bốn cột trụ bằng đá chạm khắc và ba phòng kho phụ; bố cục này làm nhớ lại sơ đồ bố trí trong chính ngôi mộ của Ramesses II:
Lăng mộ này, một trong những công trình lớn nhất của Thung lủng các Hoàng hậu, là một phát hiện về kiến trúc vĩ đại đáng chú ý; nhưng gây ấn tượng nhất cho các nhà khai quật (khi nó đã có tất cả khách viếng từ đấy) nhờ sự rực rỡ hoàn toàn, về cả màu sắc lẫn cách xử lý các bức trang trí chạm nổi trát bằng vữa hồ phủ kín tường: Các cánh Nefertari chủ lễ và dâng lễ vật cho một dãy các nữ thần, như trích đoạn từ những văn bản cổ xưa nhằm bảo đảm sự bình an của Nữ hoàng và sự chuyển tiếp thành công từ thế giới này sang bên kia.
Nơi chôn cất thật của Nefertari, tất nhiên, bị phá hủy trong thời cổ đại và ngôi mộ, cũng như các ngôi mộ khác ở Thung lũng, bị cướp bóc và để mở, mặc cho định mệnh. Nhiều miếng vỡ của những trang bị tẩm liệm cho nữ hoàng được Schiaparelli thu lượm sửa chữa. Dù thế nào, trong đám đồ những mảnh vỡ của nắp quách bằng đá granit hồng (hộp quách tất nhiên được lấy đi để dùng lại trong thời cổ đại) và những mảnh của quan tài gỗ mạ vàng, một đống những mảnh gốm, nắp của một hộp shabti những gì còn lại của 30 tượng - shabti bằng gỗ vẽ nhựa thông, và cột trụ djed bằng gỗ từ một hòn gạch thần bí vẫn còn tìm thấy trong các hốc tường. Tương tự, một mẩu từ chiếc hòm bằng gỗ (khắc tên của vua Ay của triều đại thứ 18), những mảnh vụn của thi hài (phần chân), một đôi dép san-đan bằng bấc cùng những mảnh dây thừng và vải vóc. Cộng vào những phát hiện “chính thức” này, nhiều di vật thất lạc từ công trình của Schiaparelli đã rơi vào tay những kẻ buôn bán cổ vật được Albert M. Lythgoe mua lại cho Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston.
Chúng bao gồm bốn tượng - shabti và ba mảnh vỡ đồ trang sức. Một mảnh vòng vàng (các nhân công của Schiaparelli bỏ quên cũng như hàng ngàn du khách đến tham quan ngôi mộ hàng năm kể từ ngày nó được khám phá) đưa ra ánh sáng trong công trình liên quan với việc phục chế các tranh tường Nefertari vào tháng 02/1988 của Viện Bảo quản Getty.
Sự gắn bó của Getty với ngôi mộ của Nefertari được thúc đấy bởi tình trạng dễ hỏng của các trang trí, phần nào bị thiệt hại do trận động đất vào thời cổ đại, nhưng quyết định sự phát triển hơn, rực rỡ hơn của giá trị di tích. Tiếp sau việc khám phá ngôi mộ, các tranh tường đã bị hủy hoại đến nỗi ngôi mộ đóng cửa vào năm 1934. Cảm ơn thành công rực rỡ của Getty trong việc chống lại tác hại của thiên nhiên và thời gian, ngôi mộ một lần nữa mở cho công chúng xem, hoàn toàn rực rỡ như trong thời cổ đại.
(Trái) Một chi tiết của mặt Nữ hoàng ở tường bắc của phòng trước. (Phải) Tường nam của phòng trước cho thấy một cầu thang dẫn xuống phòng để quách Nữ hoàng.
1904 – 05: Hai Hình Tượng Của Nữ Hoàng Tiye
Một trong những phát hiện đáng kể trong cuộc khai quật của Flinders Petrie ở Serabit el-Khadim, Sinai vào năm 1904 - 1905 là cái đầu nhỏ bằng xteatit của Nữ hoàng Tiye (Cairo JE P 38257,) - vợ lớn của Amenophis III và mẹ của Amenophis IV - Akhenaton - được nhận dạng chắc chắn nhờ cái khuôn triện của bà ta ở phía trước vương miện.
Tình cờ, cũng vào thời điểm Petrie phát hiện, các cuộc khai quật của người Đức ở quần thể kiến trúc thuộc lâu đài ở Kom Medinet Ghurab đem lại một đầu tượng chân dung gỗ thủy tùng (giờ ở Ber-lin 21834) được nhận dạng tổng quát, trên các đặc điểm cơ bản của ngành điêu khắc Sinai, là chân dung của Nữ hoàng đó.
Một bản chụp cắt lớp gần đây và với bằng chứng rất rõ ràng đã phát hiện ra cách thức sửa chữa chiếc đầu này trong thời cổ đại bởi một lớp bọc bằng bạc lá làm khăn trùm đầu khác và đôi bông tai bằng vàng gắn hột xanh. Một khăn trùm đầu kết hợp đĩa mặt trời và hai cọng lông bằng gỗ được thêm vào lúc đó. Những thay đổi này được thực hiện để phán ánh một sự thay đổi về qui chế của Tiye vào lúc cuối đời hoặc thậm chí là lúc bà đã qua đời.
1905 - CHỮ VIẾT “TIỀN SINAI”
Người ta sử dụng Sinai vừa là vùng đệm quân sự vừa là đường thông thường buôn bán giữa Ai Cập và các nước láng giềng phía đông suốt cả thiên niên kỷ, trong lịch sử vùng này cũng là nguồn tài nguyên của cà đồng lẫn ngọc lam.
Suốt cuộc khai quật ở đây từ năm 1904 - 05, Flinders Petrie khám phá nhiều văn bản viết bằng một thứ chữ không ai biết, sau được đặt tên là “tiền – Sinai”. Vì tính chất rõ ràng thuộc hệ thống chữ cái của chúng, nên gây nhiều dư luận trong cộng đồng các học giả. Đối với Petrie, những chữ này được viết bởi những người cùng thời với Triều đại thứ 18; đối với nhà ngữ văn học lớn Lan Gardiner, chúng có từ trước - Triều đại thứ 12. Có phải hệ thống chữ cái thúc đấy du lịch từ phía đông Ai Cập như Gardiner lập luận hay ngược lại? Cuộc tranh luận - khích động bởi khám phá mới đây về các văn bản mới được bố sung thêm của John và Deborah Darnell ở sa mạc Theban – bắt đầu khởi động.
(Hình phải) 1904 - TƯỢNG HARSAPHES BẰNG VÀNG Ở EL-IHNASYA
“Suốt thời gian dọn quang sảnh có trụ cột đỡ trần [của ngôi đền ở Ihnasya vào 1904], ở độ sâu một vài feet dưới đáy công trình trước của tiến sĩ Naville, những người trong nhóm chúng tôi tìm thấy một lớp đá lát và khi họ đào đất họ thấy một mảnh vàng”
Đây là cách Flinders Petrie mô tả khám phá tình cờ của một tượng thờ nhỏ nhưng tuyệt vời của thần đầu dê địa phương, Harsaphes (Herishei). Được chạm trỗ, điêu khắc tinh xảo và phía dưới bệ có khuôn triện tên họ và chức vụ của vị vua tối tăm triều đại thứ 23 Neferkare Peltjawybastet - một người cùng thời với vua Nubia Piye của triều đại thứ 25 cai trị thành phố Herakleopolis vào giai đoạn tiếp sau sự sụp đổ của chính quyền trung ương ở Ai Cập, cuối thế kỷ thứ 9 trước CN.
Mặc dù sự xáo trộn chính trị vào thời đó, thời kỳ Trung gian thứ ba, đạt thành tích cao về nghệ thuật và kỹ thuật ở Ai Cập như bức tượng này (hiện nay ở Bảo tàng Mỹ thuật Boston 1906 - 2408) và các phát hiện khác của thời kỳ này - đặc biệt về sứ - đã chứng minh rõ ràng.
(Hình trái) 1905 Bức Chạm Nổi Nữ Hoàng Tiye của Brussels
Bức chân dung chạm nổi tinh xảo này về Nữ hoàng Tiye, vợ của vị Pharaon Amenophis III, được “khám phá” ở chợ nghệ thuật Paris vào 1905 bởi nhà Ai Cập học người Bỉ Jean Capart, đã xấu đi với chữ viết Ả Rập.
Người ta để lộ ra rằng bức chạm nổi vừa mới bị cướp khỏi tường của một công trình lớn mà mọi người biết đến – ngôi mộ của Userhet (TT 47), người giám thị của hậu cung hoàng gia dưới Amenophis III, ở Thebes. Ngôi mộ của Henry Khind được Howard Carter dời vào năm 1902.
Sự phá hủy kiểu này trở nên thường xuyên, nhưng định mệnh đáng buồn công trình kiến trúc của Userhet là mất đi, không ai thương tiếc và không ai đế ý. Với sự bổ nhiệm nhà khảo cổ học người Anh Arthur Weigalllam chánh thanh tra của vùng thượng Ai Cập vào 1905, việc bảo vệ các ngôi mộ tư nhân của Thebes là một ưu tiên; với sự hào phóng của một kỹ nghệ gia người Anh giàu có, Rob-ert Mond, dự định đó trở thành sự thật.
Suốt một thập niên tiến trình đánh số và bảo quản ban đầu đang hồi lúc lắc với những ngôi mộ tuyệt vời nhất được dọn quang (cả gạch vụn lẫn người đến chiếm đất) liệt kê trong Mục lục đo vẽ địa hình các ngôi mộ tư nhân ở Thebes (1913, với Phụ lục, 1924) và được cung cấp thêm cửa sắt. Từ giờ trở đi, những kẻ xâm nhập không được chào đón sẽ bị ở ngoài, còn các bức tường trang trí thì ở trong.
1905 - KHO TÀNG TUKH EL-QARAMUS
Khoảng đầu tháng tám năm 1905 một toán sebakhin tìm thấy một kho dự trữ bạc, kể cả một hố Hy Lạp lớn và nhiều mảnh bình hương vỡ Ai Cập: có cả một cái đầu của một vị vua bằng đồng thanh, vốn gắn vào một đồ dùng nào đó. Một vài ngày sau đó, các nhân công, khi tiến hành công việc của họ tình cờ rơi đúng vào một kho tàng thứ hai vượt hơn hẳn khám phá trước đây -một bộ sưu tập kỳ lạ các vòng vàng và các đồ trang sức khác, chủ yếu đồ thủ công Hy Lạp, các chậu, bạc đủ loại và các đồng tiền vàng và bạc”.
CAMPELL COWAN EDGAR
Các chậu bằng kim loại quý giá (và không quí giá mấy) luôn luôn hiếm thấy trong báo cáo khảo cổ học; do nhu cầu thực tiễn chúng thường được nung chảy thành làm loại phế liệu để tái chế. Tuy nhiên, nhiều kho chứa “đĩa” (là kim loại) qua nhiều năm được xới lên ở Ai Cập, đa phần ở khuôn viên các đền thờ ở đồng bằng, nơi hình như chúng được chôn vào thời kỳ không yên ổn với ý định sẽ đào lên sau này, khi yên bình. Một trong những kho đầu tiên được báo cáo là cái gọi là kho tàng của Tell Timai (người Hy Lạp cổ xưa Thmuis): năm chậu bằng bạc của đầu thế kỷ thứ 3 trước CN hoặc gần đó, đã được Emile Brugsch đưa về Bảo tàng Cairo năm 1871 (CG 3581 - 85/53267 - 7). Nhiều kho dự trữ tương tự cũng được biết đến và một kho đã được Bảo tàng Nghệ thuật Metro-politan thủ đắc vào 1917 (MMA 18.2.13 - 17).
Kho tàng Tukh el-Qaramus - tổng cộng khoảng 117 ozs. - được sebakhin khám phá trong khuôn viên của một đền thờ, lần đầu tiên được E douard Naville ghi chép vào 1887, trong tàn tích của một nhóm phòng không cửa, làm bằng gạch bùn. Đó hiển nhiên là ngôi đền của những kho báu và C.C.Edgar sau này lại cho dọn quang cất tìm thấy phát hiện mới.
Cuộc khai quật phòng 2 tìm được một số đồ vật bổ sung cho phát hiện chính: trứ danh nhất, những mảnh ống bạc từ những bình hương do người địa phương tìm thấy, một đàn rung (Z) lớn bằng bạc hay trống lắc tôn giáo, ba dĩa bạc, một cái mâm, hai bát và một đồng tiền bạc – đa số cất trong một bình gốm với những bộ phận hợp thành gốm một vòng bùa đeo cổ bằng vàng và đá bán quý.
Cuộc khai quật các phòng khác trong tòa nhà hơn một tuần lễ đã không đem gì ra ánh sáng.
Tập họp kỳ quặc này (mà việc khám phá “không ai biết hết lịch sử của nó”) có niên đại dễ biết, nhờ các đồng tiền - bạc Tetradrachms có thể được gán vào nửa đầu thế kỷ thứ 3 trước CN. Giống như kho tàng Tell Timai, nó cung cấp một cái nhìn về nghề làm đồ trang sức và đồ bạc suốt những năm đầu dưới sự cai trị của Hy Lạp.