Tài liệu: Chỗ giấu Karnak: Tìm thấy tượng lớn nhất

Tài liệu
Chỗ giấu Karnak: Tìm thấy tượng lớn nhất

Nội dung

1903

Chỗ giấu Karnak: Tìm thấy tượng lớn nhất

1903 Gạch men Medinet Habu

1903 Khuôn mặt của Khufu

Khám phá / khai quật 1903 bởi Georges Legrain

Địa điểm Thebes (Karnak)

Thời kỳ Triều đại sớm – Thời kỳ Hy Lạp - La Mã sau khoảng 3.000 trước CN.

“Suốt một năm tám tháng chúng tôi câu các pho tượng trong  đền thờ ở Karnak. Chúng tôi bắt đầu khoảng cuối tháng 11  năm 1903, và tiếp tục cho tới giờ [tháng 02, 1905]... Bảy  trăm công trình lớn bằng đá được lấy ra khỏi nước, và chúng  tôi vẫn chưa kết thúc...”

GASTON MASPERO

“Vị giám đốc các công trình người Pháp có nghị lực và vui tính này của chính  phủ Ai Cập...”

JOSEPH LINDON SMITH

Sinh ở Paris, 04/10/1865. Học nghệ thuật và kiến trúc với Auguste Choisy (1841 - 1909) và các người  khác; tiếp sau là ngành Ai Cập học với Paul Pierret (1836 - 1916) và Eugène  Revillout (1843 - 1913) ở Louvre. Thành viên của viện Pháp ở Cairo, 1892 - 94, làm việc ở Aswan, Kom Ombo  và el-Amarna. Thanh tra- họa sĩ, sở cổ vật từ 1894, làm ở Kom Ombo, Gebel el-silsila và Dah-shur. Bắt đầu làm việc ở Karnak, 1895, cam kết bảo tồn công trình và khảm phá chỗ giấu ở Karnak vào 1903; sau này được bổ nhiệm ở chức vụ chánh thanh tra các cổ vật ở Luxor kế nhiệm Arthur Weigall. Mất ở Luxor tháng 08/1917.    

(Trên) Một tượng bằng bùn nhào với nước của Amenhotep, con trai của Hapu được công nhân của Georges Legrain kiếm được từ phần mộ đầy nước. (Dưới) Toàn cảnh của địa điểm - ở dưới sàn của sân đầu tiên của Đền Lớn thờ Amun.   

Nơi “giấu” các tượng được đem ra ánh sáng ở đền thờ Karnak giữa năm 1903 và 1905  cho thấy đây là phát hiện lớn nhất về tượng ở Ai Cập và có lẽ trên khắp thế giới. Việc khám phá do kiến trúc sư người Pháp Georges Legrain thực hiện. Ông làm việc dưới sự giám sát của Gaston Maspero, giám đốc sở cổ vật, nhằm phục hồi và củng cố quần thể các công  trình lớn, sau khi 11 cột trong sảnh có cột đỡ trần sụp đổ thảm hại vào ngày 03/10/1899. Phương châm của Maspero khi dọn quang là ngay từ đầu không bỏ qua phần nào cả cho đến khi nó được thăm dò - tường, sàn, cơ sở hạ tầng - và cho đến khi tất cả những tàn tích của các công trình lớn trước đây có thể tìm thấy được đem ra ngoài”. Kết quả là nhiều đồ vật hấp dẫn và các nét đặc biệt về kiến trúc bị vỡ được cứu, kể cả bức tượng trứ danh Tutankhamun dưới lốt của thần Khonsu, một cặp đôi tuyệt vời Tuthmosis IV và mẹ ông, Tiaa, và một nhóm bản  khắc tinh vi từ các nhà thờ nhỏ được Sesostris I của triều đại thứ 12 và Amenophis I của triều  đại thứ 18 dựng lên lần đầu tiên.

(Trái) Bức tượng nhỏ người lính cầm cờ này, đặt theo tên Shoshenq, nhà tiên tri đầu tiên của Amun dưới thời Osorkon I của triều đại thứ 22 là một tượng điều khắc khắc lại của buổi đầu vương quốc mới. (Phải) Nhân sư bằng đá granit khắc chữ giữa hai chân co móng vuốt với một khuôn triện của Tuthmosis III. Tác phẩm điêu khắc này được giải thoát khỏi nơi cât giấu vào ngày 27/3/1905.

1903 - GẠCH MEN Ở MEDINET HABU

Khi người khách nhướng mắt nhìn Medinet Habu hay vào đại sảnh có cột đỡ trần ở Karnak, một cái nhìn thoáng qua những màu sắc vẫn còn mới nhắc nhở chúng ta về sự rực rỡ của kiến trúc Ai Cập xưa kia. Một sự hiểu biết sâu sắc tương tự thu được khi nhà khai quật đem ra ánh sáng chứng cớ hiếm có về sứ khảm mà một vài lâu đài và cấu trúc khác, đặc biệt vào thời  vương quốc mới, được trang trí một phần.

Sứ khảm nổi tiếng nhất có nguồn gốc từ el-Amarna và sau này từ các di chỉ ở đồng bằng Yamessid, Tell el-Yahudiya và Qantir, Tuy nhiên một loại tinh vi hơn và đủ bộ hơn, là loại được sebakhin phát hiện vào năm 1903 ở “nơi lưu lại ngắn” trong lầu đài của Ramesses III tại Medinet Habu. Những phát hiện cuối cùng, tình cờ này được Howard Carter, thanh tra thời kỳ đó vây bắt thành công, và hiện giờ, đa phần ở Bảo tàng Cairo (JE 36457). Việc khám phá chúng thúc đẩy Harry Burton nghiên cứu khu vực kỹ hơn, khi ông thay mặt cho Theodore Davis vào năm 1913.

Burton là một nhiếp ảnh gia giỏi nhưng không phải là nhà khai quật tốt; việc đào bới của ông gây nhiều tổn hại cho cấu trúc gạch bùn của đền thờ - lâu đài: thu hoạch rất ít đồ vật hơn việc phá hủy.

Nguyên thủy chúng đúc bằng khuôn gỗ, kỹ thuật của loại gạch này là bậc thầy, bao gồm khảm trong khám và nung nhiều lần. Hiệu quả là làm kinh ngạc, với kẻ thù của pharaon -  người Kushites, Li-băng, Xi-ri, Mê-sô-pô-ta-mi, Hittite và “dân biển” - chúng được đem ra cuộc đời một cách sinh động bằng tất cả sự rực rỡ.

Vào cuối năm 1903, các công nhân của Legrain tiếp tục làm  theo cách Maspero đã mô tả ở dưới sàn của sân I, trước cột thứ 7, của đền thờ lớn, bắt đầu khám phá nhiều mảnh của một tượng khổng lồ bằng canxit của vua Sethos I. Việc tìm kiếm  chúng là một công việc khó khăn: Sông Nile bị lũ mực nước cao, và đất là một biển bùn mịn.  Tuy vậy, trong các mảnh này khi chúng được câu ra người ta có thể nhận dạng chúng thuộc cái pho tượng khác: còn nhiều bức điêu khắc được phát hiện ở dưới. “Chúng hình như nẫy mầm lên trong đám người thật nhanh như họ nhổ chúng lên” – và vào cuối tháng 12, một tháng vào cuộc, 40 bức tượng nguyên vẹn và 20 bức bị mẻ sứt được hồi phục; ngoài ra còn vô  số các tượng bằng đồng thau bị gỉ và các đồ phụ tùng nghi lễ. Chẳng bao lâu, tổng số đã lên đến mức kinh ngạc: 751 tượng và các mảnh rời bằng đá (kể cả một tượng- shabti Amenophis III), 17.000 đồ đồng, “vô số tượng gỗ (khó bảo tồn), một dãy bia đá , kim tự tháp thon cao và các bàn hương án, vô số xương cừu đực (cừu đực là con vật thiêng của Amun, chúa tể của Karnak), một vài chậu bằng kim loại và đá, và một dãy các thành phần kiến trúc. Bất luận thế nào, chỉ một tỷ lệ nhỏ của những bức điêu khắc quan trọng được công bố; và, buồn thay, rất ít các ghi chú của các nhà khai quật về công trình xuất hiện đến với chúng tôi.

(Trái) Một trong bốn tượng của Tutankhamun tìm thấy ở nơi cất giấu. (Phải) Tác phẩm điêu khắc Amenophis.

TÊN VUA

NIÊN ĐẠI VÀ SỐ LƯỢNG

 

Ay (?)

Triều đại thứ 18

2

Vô danh

Triều đại thứ 18

2

Horemheb

Triều đại thứ 19

1

Ramesses II

Triều đại thứ 19

8

Ramesses III

Triều đại thứ 20

2

Ramesses IV

Triều đại thứ 20

1

Ramesses V

Triều đại thứ  20

2

Vô danh

Triều đại thứ 18 – 20

1

Pinudjem I

Triều đại thứ 21

1

Takelothis

Triều đại thứ 22

1

Osorkon III

Triều đại thứ 22

1

Shabaka

Triều đại thứ 25

1

Psammetichus I (?)

Triều đại thứ 26

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NƠI CẤT GIẤU KARNAK: Hoàng tộc bậc thấp và tư nhân (theo niên đại)*

NIÊN ĐẠI

SỐ LƯỢNG TÌM THÂY

Vương quốc giữa

7

Triều đại thứ 18 - 21

58

Triều đại thứ 22 - 24

39

Triều đại thứ 25

37

Triều đại thứ 25-26

10

Triều đại thứ 26 – Thời kỳ thuộc Ptôlêmê

 

179

* Tượng nữ các nữ thần,

Vương quốc mới – thời kỳ cuối : 8

 

Tuthmosis IV và nữ hoàng Tiaa (từ công trình đầu tiên của Legrain ở Karnak).

NƠI CẤT GIẤU KARNK:

Tượng điêu khắc thuộc hoàng gia

TÊN VUA

NIÊN ĐẠI VÀ SỐ LƯỢNG

 

Không ghi chú

Triều đại thứ 1 – 3

1

Sahure

Triều đại thứ 5

1

Niuserre Isis

Triều đại thứ 5

1

Sesostris III

Triều đại thứ 12

1

Ammenemes III

Triều đại thứ 12

7

Vô danh (nhân sư)

Triều đại thứ 12 – 13

1

Sesostris (IV) (Sneferibre)

 

Triều đại thứ 13

 

1

Mentuhotep V (Merankhre)

 

Triều đại thứ 13

 

1

Neferhotep II (Mersekhemre)

 

Triều đại thứ 13

 

2

Sebekhotep VI  (Merhetepre)

 

Triều đại thứ 13

 

3

Sebekemsaf I (Sekhemre- Wadjikhau)

 

Triều đại thứ 17

 

1

Tuthmosis I

Triều đại thứ 18

1

Tuthmosis III

Triều đại thứ 18

19

Amenophis II

Triều đại thứ 18

6

Tuthmosis IV

Triều đại thứ 18

2

Amenophis III

Triều đại thứ 18

9

Amenophis IV

Triều đại thứ 18

1

Tutankhamun

Triều đại thứ 18

4

Số lượng lớn và  hàng loạt các món được Legrain cứu vớt từ hầm mộ đầy nước (nhiều món rơi vào tay các nhà  buôn hoặc thất lạc đâu đó) hình như dược cất giấu vào một dép duy nhất trong hoặc ngay tức khắc sau thời kỳ thuộc Ptôlêmê . Đa số có lẽ là những đồ vật có tính chất lễ vật tạ ơn được  ssưa vào cất giấu ở Karnak do những tín đồ đến lễ bái điện thờ của bộ ba - Amun, Mut và  Khonsu - của người Thebes, suốt ba ngàn năm trước. Như một sự pha trộn các tượng thiêng  và của cải thần thánh, các đồ vật này không thể bị phá hủy; chôn cất trong những khuôn viên  thiêng liêng là sự lựa chọn duy nhất mở ra cho giới tăng lữ đang lo toan tìm cách tránh việc bị  chìm ngập trong cát, lúc bấy giờ, và một biển thực sự đầy các tượng.

Công việc của Legrain chấm dứt vào giữa tháng 7/1905, vì nguy cơ của mực nước ngầm có thể dâng lên. Nhưng việc ký gởi các bức điêu khắc còn lâu mới hết, và còn nhiều  tượng nữa cùng những mảnh vỡ kiến trúc ở lại dưới đất. Một ngày nào dó, chắc chán, chúng  cũng được kiếm lại để gia nhập cùng với bạn bè chúng trên mặt đất như một nguồn thông tin  bổ sung và có giá trị nhất về lịch sử, khoa phả hệ, mỹ thuật và khoa tranh ảnh của Ai Cập cổ  đại và thành phố miễn Nam của nó.

1903 - KHUÔN MẶT CỦA KHUFU

Các nhà Ai Cập học ngày nay biết khá rõ về kim tự tháp lớn của Khufu ở Giza, kế cả tên của người (có lẽ đúng) được giao việc xây nó - tể tướng Hemiunu, người con trai béo phị của vua Snefru, trở thành bất tử với bức tượng nổi tiếng tìm thấy ở lăng mộ Giza G 4.000 cho Wilhelm Pelizaeus và hiện giờ ở Hildesheim (số 1962). Tuy nhiên, các bức chân dung có tên tuổi của người sở hữu thực sự của công trình nổi tiếng, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại trong nhiều năm không xác định được.

Những hình tượng ngày nay được gán cho Khufu (Brooklyn 46.167, Berlin 14369 và gần đây nhất là đại nhân sư) không có văn bản xác định nào cả - với ngoại lệ là bức tượng nhỏ bằng ngà voi (cao 7cm - 23/4 in.) giờ ở Cairo (JE 36143). Lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng, lúc Flinders petrie dọn quang ngôi đền của Khentimentiu ở Abydos vào năm 1903, “bất hạnh là cái đầu đã bị vở và người đào bới đã làm mất nó”. May mắn thay, chính sách khen thưởng của nhà khai quật đã cứu nó: “Petrie bảo người đàn ông [đã tìm thấy thần tượng] sàng sẩy đống rác, hứa hẹn sẽ trọng thưởng lớn nếu tìm thấy mảnh thiếu, còn không thưởng nếu tượng vẫn thiếu đầu”. Và màu nhiệm thay, như petrie đã ghi chép, sau ba tuần lễ sàng sẩy, lọc lựa, cái đầu đã được tìm thấy”.

Mặc dù về kích cỡ chỉ lớn hơn “đầu ngón tay út, nó mang hình tượng đầy quyền uy của một vị vua toàn năng. Khi phóng đại, người ta có thế nghĩ nó là một bức tượng to như vật thật”.

Việc gán niên đại là triều dại thứ 4 cho tác phẩm nhỏ này còn nhiều điều nghi ngờ (triều đại  thứ 26 cũng đã được người ta đề nghị) nhưng cuối cùng nó vẫn chấp nhận.

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353877552110000/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Cho-g...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận