Tài liệu: Mộ của các vị vua Ai Cập sớm nhất ở Abydos

Tài liệu
Mộ của các vị vua Ai Cập sớm nhất ở Abydos

Nội dung

1899

Mộ của các vị vua Ai Cập sớm nhất ở Abydos

1900 Sáu Bà của Triều đại thứ 18 ● Các ngôi mộ Ba Tư

1900 Kim tự tháp của Ammenemes III

Khám phá / khai quật 1897; 1899 bởi Émile Amélineau; W.M. Flinders Petrie

Di chỉ Abydos (Umm el-Qaab)

Thời kỳ. Thời kỳ Triều đại ban đầu, Triều đại thứ I - II, 2920 - 2649 trước CN.

“Qua thăm dò Ai Cập đã kết thúc thắng lợi ở Abydos, công việc ở đây được giáo sư Flinders Petrie và Ô. Mace hướng dẫn. Bốn năm trước, Abydos được giao cho Ô. Amélin-eau, người đã may mắn, từ chối người tiền nhiệm Mariette, tình cờ rơi đúng vào những ngôi mộ của các vị vua của ba triều đại đầu tiên. Những đồ vật tìm thấy ở những ngôi mộ này: bia đá có phong cách còn thô phác, các bát bằng đá, dao bằng đá xám, hũ với dấu niêm phong bằng đất sét có in những bài văn ngắn. Việc khám phá dấy lên sự quan tâm to lớn trong giới khảo cố học, nhưng phương cách khai quật và ghi chép đã gây nên một cơn bão công kích. Sự kiểm soát của Ô. Amélineau đối với các nhân công không hoàn hảo đến nỗi các đồ vật tinh xảo nhất bị mất cắp và vào tay các tên buôn đồ cổ, không một ghi chép nào về chi tiết vị trí của chúng, và tất thảy rơi vào các sưu tập khác nhau ở châu Âu.

Xét thấy tầm quan trọng của di chỉ, giáo sư Petrie quyết định kiểm tra vùng đất này một lần nữa tỉ mỉ hơn, khoa học hơn và tìm kiếm chi li những đống thải từ công trình của Amélineau. Kết quả đã minh chứng rằng ông đã đúng”.

BÁO TIMES

(Trái) Diễn tiến của việc khai quật ngôi mộ hoàng gia ở Abydos: công trình của Petrie tại ngôi mộ của Den, ở hướng đông và cho thấy những phòng bên trong và lối lên cầu thang. (Phải) Tấm biển hiệu bằng ngà của Vua Den, Triều đại thứ I, lấy từ công trình của Amélineau tại các ngôi mộ hoàng gia Abydos, có niên đại từ “dịp đầu tiên của đánh thắng phía Đông”. Mặt sau khắc một đôi dép – được giả định là dể nhận biết loại đồ vật mà danh hiệu xưa kia cho liên quan.

(Trái) Flinders Petrie và chị dâu, Amy Urlin, phía sau là những thành lũy ad học của khu trại ở Abydos – vây quanh bởi đồ gốm cổ xưa và những đồ đạc hành lý dùng cho việc khai quật. (Phải) Hai chậu bằng dolomit ở các ngôi mộ hoàng gia, miệng chậu được phủ bằng những lá vàng giữ chặt bằng dây buộc – điển hình chất lượng tinh truyền của đồ minh khí chôn theo các vị vua ban đầu ở Ai Cập.

Abydos đã lôi cuốn sự chú ý của vô số người đào bới từ thời Napoleon, và đã được khai thác từ những phát hiện nhỏ hơn – bia đá và tượng nhỏ - với sự tàn nhẫn suốt những ngày bị cướp bóc vào đầu thế kỷ 19. Việc khai thác được tiếp tục đước sự điều hành của Mariette: nhận trách nhiệm dọn quang ngôi đền của Sethos I và dọn một khối lượng lớn hơn bên cạnh (tr.62). Địa điểm đầy những của cải phản ánh ý nghĩa của nó trong thần thoại Ai Cập: như trung tâm chính linh thiêng của Osiris, trị vì âm phủ. Đây là địa điểm mà mọi người Ai Cập đều muốn đến hành hương thăm viếng; và đặc biệt suốt thời vương quốc giữa, các ngôi mộ của Ai Cập thường được trang bị những thuyền mẫu để cuộc hành hương có thể tiếp tục đi đến nơi về đến chốn.

Petrie chống với Amélineau

Nhờ may mắn, một nơi hấp dẫn du khách thời xưa được các người Ai Cập trước đây nhận dạng là ngôi mộ của Osiris – “một hầm mộ xây bằng gạch không nung, có chứa một bia kỷ niệm bằng đá hoa cương” - được phát hiện vào năm 1897 trong những khai quật do một người Pháp, Emile Amélineau, thực hiện ở phần đất của Abydos tên là Umm el-Quab, “Mẹ của các hũ”. Thật vậy, nó chứng tỏ, đó là ngôi mộ của vua Djer Triều đại thứ I, và là cái đầu tiên trong một loạt các hầm mộ tương tự, những ngôi mộ của các vị vua đầu tiên của Ai Cập. Một phát hiện tuyệt vời, người ta có thể nghĩ thế - nhưng hảo huyền là ở tuyên bố của Petrie: Amélineau không có đủ tài cán thích hợp để thực hiện việc khai quật này.

(Trái) Một cánh tay xác ướp, cùng với bốn chuỗi vòng tay nhìn thấy rõ sau lớp bọc rách nát, tả tơi. Tay này là của một trong những xác hoàng gia thời cổ đại và được tìm thấy giấu trong một hốc tường ngôi mộ Djer. (Phải) Ngôi mộ của vau Den Triều đại thứ 1 vừa mới được khai quật lại.

MỘ HOÀNG GIA Ở ABYDOS

MỘ

SỞ HỮU CHỦ

NIÊN ĐẠI

U-j

“Bò cạp”

Tiền Triều đại

B-10

Narmer

Tiền Triều đại

B-19

Hor-Aha

Triều đại I

O

Djer

Triều đại I

Y

Merneith (hoàng hậu)

Triều đại I

Z

Djer (Wadj)

Triều đại I

T

Den

Triều đại I

X

Anedjib (Adjib)

Triều đại I

U

Semerkhet (Marsekha)

Triều đại I

Q

Qaa

Triều đại I

P

Peribsen

Triều đại 2

V

Khasekhem (Wy)

Triều đại 2

 

Cơ hội của Petrie để minh chứng sự bất tài của người Pháp này đã đến vào năm 1899,  và, như ông ghi chép, tình hình ông rất ngờ gặp phải thật đáng kinh hãi:

“Các hũ gốm bị đập tan tành với lý do là để ngăn những người khác không lấy được chúng.  Các bình bằng đá, xưa kia bị những kẻ cuồng tín đập vỡ thành mảnh những hũ mỡ để đốt  những di vật quan trọng nhất trong căn phòng gỗ của Zer [Djer] hoàn toàn biến mất.  Những  phiến gỗ mun của Narmer và Mena – những công trình lịch sử vô giá - tất cả đều bị đập vỡ và  hất sang bên vào đống rác.”

Những gì Amélineau tình kiếm, Petrie tuyên bố, và những đồ vật xinh đẹp (đa số sau  này được đem bán đấu giá) - và những thứ đã phát hiện mà không thể mang đi thì ông ta đã  lạnh lùng hủy diệt. Như thế, thật là nhiệm mầu nếu Petrie tìm được một thứ gì để cứu vớt; và  ông ta đã làm - và không chỉ những mẫu thừa (mảnh rời) khảo cổ học.

1900 - SÁU BÀ CỦA TRIỀU ĐẠI THỨ 18

Địa điểm Kom Medinet Ghurab nằm ở lối vào Faiyum nổi tiếng với phức hợp lâu đài có niên đại từ Amenophis III Triều đại thứ 18 và sau đó. Nhiều bức điêu khắc trứ danh bằng gỗ được tường trình trong báo cáo viết từ địa điểm đó; và năm 1900, người địa phương khám phá ra một nhóm sáu bức tượng nhỏ tinh xảo, vô song - biểu hiện các bà trong hậu cung Maia, Mi, Nebetia, Tiy, Tuty và một người khác không biết tên.

Tập hợp này làm chóa mắt và trí tưởng tượng của Emile Chassinat, giám đốc của viện khảo cổ học Pháp ở Cairo. Ông đã bắt tay nghiên cứu ngay và đã xác định rằng, bên cạnh sáu tượng nhỏ này, trong phát hiện ở Ghurab còn gồm cả một hộp tròn bằng ngà voi, đồ thủ công của người Syria, một hộp tròn ghi chú với các khuôn triện của Amenophis III và Tiye, và một hộp khác ghi chú cho Amenophis IV. Nếu nguồn gốc của những mẫu này là cùng một ngôi mộ, vậy thì định mệnh của các quan tài và tàn tích của những người phụ nữ này là một bí mật còn phải giải quyết.

Trong đống mảnh vỡ của người Pháp, Petrie đã kiếm lại được một đống tài liệu rời  rạc, và danh sách làm cho các nhà khảo cổ học thở phào: lương thực, thức uống, các chậu  gốm và đá (kể cả gốm pha lê), danh hiệu có ghi chú bằng gỗ và ngà voi, vũ khí, các mẫu đồ  gỗ, trang bị đồ chơi, khung vàng, các chậu bằng đá quý và quyền trượng của vua  Khasekhemwy thuộc Triều đại thứ 2.

Hấp dẫn nhất là cánh tay ướp của một trong những thi hài chôn cất ở ngôi mộ của Djer  (có lẽ là hoàng hậu của ông ta) được tìm thấy bị giấu trong một lỗ trên tường, có lẽ bởi một  tên trộm xưa kia đã quên không lấy nó đi. Mầu nhiệm thay, cánh tay, quấn vải chung quanh  được trang điểm bốn vòng chuỗi hạt quý (Cairo CG 52008 - 11), và xứng đáng được Petrie  đem lên tàu chở về bảo tàng ở Giza. Buồn thay, như nhà khai quật sau này tuyên bố, Brugsch  [người phụ trách] chỉ lo lắng việc trưng bày; vì thế từ một chuỗi vòng cổ tay ông ta cắt đi  phân nửa có giây bện bằng vàng, và ông ta cũng vứt đi cả cánh tay và vải. Nhà khai quật hài  hước trong chua xót: “Bảo tàng cũng là một nơi nguy hiểm”.

Bia kỷ niệm hay mộ?

Thiết kế cơ sở hạ tầng của các ngôi mộ hoàng gia ở Abydos rõ ràng giống hệt các ngôi mộ rộng lớn thời tiền Triều đại tìm thấy ở Hierakonpolis và Nagada - lấy hình dáng của những huyệt gạch xây sắp xếp trong một khu vực từ 100 mét vuông (1,075 sq.ft) dưới Narmer đến trên 1000 mét vuông (10,765 sq. ft) cho Khasekhemwy. Bên trong được ngăn ra  để cất giữ đồ tùy táng phong phú, và phòng chôn cất được ngăn thành dãy bằng gỗ; trên mặt,  mộ được đánh dấu bằng một gò mã hay một bia đá.

Khi các công trình kiến trúc đổ sụp, chúng lớn vừa phải, theo các khám phá ấn tượng của Bryan Emery trong bãi tha ma Triều đại sớm ở Saqqara, quy chế thật sự của các ngôi mộ ở Abydos là đề tài khảo sát tường tận còn tươi mới. Emery hài lòng là những ngôi mộ lớn và trang bị phong phú mà ông đã tìm thấy ở những ngôi mộ thật của các vị vua đầu tiên ở Ai Cập và các công trình kiến trúc ở Umm el-Qaab chỉ là những bia kỷ niệm. Nhà Ai Cập học ở Cambridge Barry Kemp thừa nhận mỗi một ngôi mộ của Petrie là một thành tố trong một bố cục kiến trúc có hệ thống rộng lớn; tuy nhiên, chúng được bổ sung những hàng rào vây quanh nghĩa địa đồ sộ ở phía dưới (như Shunet el-Zebib có liên quan với Khasekhemwy của Triều đại thứ 2), lý thuyết của Emery ngày nay mất hết sức mạnh nguyên thủy.

1899 - CÁC NGÔI MỘ BA TƯ

Những địa điểm hấp dẫn từ Saqqara cung cấp một cuộc viếng thăm cái gọi “Những ngôi mộ Ba Tư” (hiện của Triều đại thứ 26) ở phía Nam của kim tự tháp Unas được xếp là một sự kiện đáng ghi nhớ nhất. Xuống độ sâu chóng mặt 22m (72ft) nhờ một cầu thang xoắn lung lay bằng sắt, đến những hầm mộ của ba ngôi mộ: ngôi mộ của thầy thuốc Psamtek, đô đốc Tjanenhebu (một trong các shabtis bằng sứ ở bên phải), và viên thị thần Padienaset. Tập hợp này được Alexandre Barsanti khám phá vào cuối năm 1899. Các ngôi còn nguyên vẹn – như điều thường thấy ở các loại này, các phòng được cẩn thận lấp cát vào sau khi chôn cất, áp dụng một kỹ thuật đơn giản, làm cho chúng không đào được - nhưng thời của những đồ tùy táng tuyệt đẹp đã qua rồi: sự xa xỉ của việc an táng, Tjanenhebu, khoe một xác ướp trang điểm một mặt nạ xác ướp bằng bạc, một lưới bằng hột, và một dãy lá bùa vàng mỏng (trái) và đồ trang sức, tất cả với một hộp chứa một ít lễ vật thực sự chẳng có giá trị gì. Một số những ngôi mộ nguyên vẹn khác được chứng thực báo cáo khảo cổ học, khám phá mới đây là của Iufaa ở Abusir năm 1995.

Một tranh luận lý thú khác quanh những chôn cất tiền Triều đại thứ 2 là khả năng có  người hiến sinh vì sự hiện diện của những ngôi mộ phụ - trong trường hợp mộ của Hor-Aha,  một tổng số là 36 xác sắp xếp thành ba dãy 12. Theo George A. Reisner, người nghiên cứu vấn đề về chi tiết của 317 mộ phụ liên quan với ngôi mộ của Djer, nó giống như hơn một nửa là người hiến sinh; trong 174 mộ liên quan đến ngôi mộ của Djet, cũng bằng chừng 113 là người hiến sinh; trong khi ở mộ của Den, trên 92% mộ phụ rơi vào loại này. Tàn tích của các ngôi mộ cho thấy bằng chứng tương tự cho việc tế sinh đã được xác nhận trong công trình mới đây của ông.

Những phòng trong kho tích trữ tại ngôi mộ của Abydos U-j, vừa mới được viện khảo cổ học Đức ở Cairo khám phá, cho thấy một trong các phòng kho còn chứa những chậu gốm.

Công trình mới

“Dreyer dám cho rằng... Amélineau không xứng đáng với lời phê bình của Petrie. “Ông ta làm   một mình với 500 công nhân và mất ít tiền, và các báo cáo của ông rất tốt”, Dreyer nói với  chúng tôi như thế. Petrie, mặt khác, hiểu sai địa điểm vì ông ta không biết rằng Amélineau đổ  thành đống những mảnh của ngôi mộ này vào ngôi mộ khác”.

LYLA PINCH BROCK

Mặc dù Petrie thực hiện nhiều đợt liên tục ở Abydos, và có kết quả tốt, không gì có thể đối chọi với sự tài giỏi của ông ta trong đợt cứu các ngôi mộ hoàng gia cổ xưa. Mỉa mai thay là nhà khảo cổ học vĩ đại này đã bị các học giả của viện khảo cổ học Đức ở Cairo dưới sự chỉ huy của Gunter Dreyer gạt ra ngoài khi xem lại địa điểm này từ 1977.

Các công việc của Amélineau mà Petrie sàng sẩy để tìm các di vật còn sót lại vào hoảng cuối 1890 được Dreyer cùng người trong đội của mình xem xét lại lần nữa, với một sự thành công làm mọi người kinh ngạc - không chỉ trong những gì Petrie bỏ quên: các nhãn hiệu bằng ngà voi và xương, ấn bằng đất sét, chậu đá và gốm, các mẫu đồ chơi, và nhiều mộ phụ khác (tất cả đều dưới 25 tuổi). Thêm vào, một ngôi mộ hoàn toàn mới, U-j, được khám phá vào năm 1988, và trong một tượng hepa bằng ngà của vị vua, “Triều đại O”, sở hữu chủ, vua “Bò Cạp”.

Tên Bò Cạp tồn tại ở hàng trăm quai bình gợn sóng xếp thành đống trong hai phòng, dọc theo các chậu bằng canaanite sản xuất “chỉ xuất khẩu đến Ai Cập”. Dòng chữ này và chất lượng hoàn hảo của chúng, nhằm để thiết lập quan hệ buôn bán của một thành tựu tuyệt vời không ngờ vào buổi đầu này. Nhưng hơn cả thế: “Các nhãn hiệu được in sâu với những con số của một trong bốn dấu hiệu chữ tượng hình”. Như vậy những nhãn hiệu này có thể đọc được nhằm chứng minh rằng chữ viết bắt đầu ở Ai Cập sớm hơn thời điểm được công nhận trước đây - một cuộc khám phá tự nó đã quyết định.

1900 - THÁP CHỚP CỦA AMMENEMES III

Sự xuất hiện của các kim tự tháp xây thoải chân ở sông Nile ngày nay - tổng số là trên 70 - mang ít nhiều giống với kỳ quan nguyên thủy của chúng: vỏ bọc đá vôi khéo léo tinh vi đa phần đã mất, được chở bằng xe bò để dùng lại hay vứt vào lò nung để lấy vôi, trong khi những tháp nhọn và thuôn xưa kia mạ vàng đa phần đã mất không để lại dấu vết. Tháp chóp sớm nhất được tìm thấy đã vỡ thành mảnh rời ở địa điểm của “kim tự tháp đỏ” của vua Snefru Triều đại thứ ở Dahshur, làm bằng đá vôi; một tháp khác tương tự mới được Zahi Hawass tìm thấy ở Giza. Nhưng cái đẹp nhất được tìm thấy ở phía Đông kim tự tháp Dahshur, Triều đại thứ 12 của Ammenemes III.

Mặt cắt đẹp của đá cho thấy một cái nhìn thoáng qua về vẻ huy hoàng cổ xưa của kim tự tháp, trong khí các bản văn của nó giữ gìn một sự hiểu biết sâu sắc về tương lai vĩnh cửu mà nhà cai trị muốn hướng tới: “Mong gương mặt của nhà vua được mở ra để ông ta có thể nhìn thấy chúa của chân trời [Horakhty] khi ông ta đi qua bầu trời; mong ông ta làm cho vua sáng tỏ như một vị thần, chúa tể của vĩnh cửu và bất diệt”.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353876633985000/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Mo-cu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận