Tài liệu: Loret ở thung lũng các vua

Tài liệu
Loret ở thung lũng các vua

Nội dung

1898 – 99

Loret ở thung lũng các vua

Khoảng năm 1890 và trước Bản thảo viết trên giấy cói tiếng Xyri ở Elephan-tine

1898 Bub el-Hosan: “Mộ của Ngựa”

Khám phá / khai quật 1898 – 1899 bởi Victore Loret

Địa điểm Thebes (Thung lũng các vua, mộ  KV 34, 35,36 và các mộ khác)

Thời kỳ Vương quốc Mới, Triều đại thứ 18 - 20, 1504 –1070 trước CN.

“[Émile] Brugsch nói với một người Ả Rập rằng De Morgan chỉ là một con quỷ nhỏ còn Loret là hai mươi con quỷ”.

W.M. FLINDERS PETRIE.

Sinh ở Paris ngày 01/09/1859. Học cùng với Maspero ở Ecole des Hautes Etudes và Collège de France. Hội viên, viện khảo cổ học Pháp, ở Cairo, năm 1881, làm việc trong những ngôi mộ hoàng gia và tư nhân ở Thebes; Giám đốc năm 1886. Phó giáo sư đại học Lyons, 1886 - 1929, thiết lập trường Ai Cập học ở đây. Tổng giám đốc sở cổ Ai Cập 1897 - 99, khai quật ở Thung lũng các vua với những kết quả ấn tượng, và ở Saqqara; thành lập tờ báo của sở cổ vật, Amades du Service. Mất ở Lon ngày 03/02/1946.

Vào năm 1896, con người đầy sinh lực Jacques de Morgan bắt đầu cảm thấy bồn chồn, và sức cám dỗ của việc khai quật tại địa điểm Susa ở Ba Tư rất hấp dẫn: ông từ chức vào năm 1887, bỏ Ai Cập (mặc dù người anh cả, Henri de Morgan, sẽ trở lại địa điểm khai quật ở các di chỉ tiền Triều đại giữa Esna và Edfu vào năm 1907 - 08).

Người kế nhiệm Iacques de Morgan làm giám đốc sở cổ vật là, đương nhiên là một người Pháp khác - Victor Loret, về tuổi tác gần bằng de Morgan nhưng - tính tình thiếu quả quyết đối với những người ông giao tiếp, ông ta giống như Grébaut tai hại. Người giỏi nhất, người dể cáu nhất là Petrie có thế hy vọng “nhận được sự căm ghét tôn kính thay cho sự kiêu ngạo quân liêu của ông”. Thời gian Loret làm Giám đốc là thời gian không tốt lành đối với những người liên quan, mặc dù nó chia sẽ phần tốt nhất trong những điều bất ngờ về khảo cổ học.

“Ngay sau khi Loret được bổ nhiệm [Émile] Brugsch Bey, người phụ trách nhà Bảo tàng đến  nói với tôi, “Hôm qua tôi có dịp gặp vị Giám đốc mới nói về vấn đề kinh doanh và tôi gõ vào  cửa phòng ông ta. Khi tôi vào ông ta nói: “Trong tương lai, thưa ông, tôi phải yêu cầu ông gửi  cho tôi một bức thư ngắn hay tấm thiếp trước khi ông muốn gặp tôi”. Tôi trả lời “Thưa ông  Giám đốc, bóng của tôi không bao giờ làm tối ngưỡng cửa của ông nữa”. Và chuyện ấy không  bao giờ xảy ra”.

ARDUBALĐ HENRY SAYCE

 

Bản đồ kèm theo báo cáo sơ khởi về công việc Loret trình cho Charles Edwin Wilbour - ghi chú của chính nhà khai quật nhằm lưu ý tới kết quả của đợt cuối cùng.

Ít công việc thật sự được thực hiện ở Thung lũng các vua kể từ khi khám phá về phiến gỗ nặng để phá thành của Belzoni (tr.17), và việc đào xới những gì ở đó - tiến hành bởi một đội ngũ chỉnh tề các con người đa tạp, kể cả Mariette - cũng đã viết ra một ít ghi chép . Victor Loret, giờ là vị giám đốc mới được bổ nhiệm, song cũng cảm thấy địa điểm có tiềm tàng nhiều triển vọng và khởi đầu một chương trình dọn dẹp đầy tham vọng - với những kết quả làm choáng người. Trong hai đợt, các người làm việc cho Loret (như Mariette, ông ta không duy trì một người thường trực hiện diện ở nơi khai quật) đã phát hiện 17 ngôi mộ mới Samson, người Patagonia, chắc chắn là ở ngoài những ngôi mộ của Belzoni.

Ngôi mộ của Tuthmosis III

Tuthmosis III trong các sách lịch sử thường được coi là “vị Napoleon của Ai Cập cổ đại” một tính ngữ không xác đáng bắt nguồn từ những thành tựu thuộc đế chế kỳ 1ạ như đã suy nghĩ trước đây. Trên nền tảng của việc thiếu hiểu biết chính xác về xác ướp hoàng gia - chân bị tháo rời và độ sâu của mắt cá chân không chú ý đó là vóc dáng quá nhỏ của ông ta. Là một trong các vị vua đầy uy lực ở Ai Cập, việc Victor Loret khám phá ra ngôi mộ của ông vào ngày 12/ 02/ 1898 được quốc tế tiếp đón nồng hậu. Nếu ngày nay, nó được ít người biết đến thì điều này có thể được coi là sự vượt trội đột xuất - trong một tháng – do những khám phá lớn hơn ở Thung lũng các vua.

Thật thế, ngôi mộ của Tuthmosis III (KV 34) nằm ở độ cao bất thường, với phòng chôn cất hình khuôn triện và những cảnh trang trí tinh xảo các đề tài lấy từ một cuốn “Sách về âm phủ” (trải ra, giống như văn bản trên giấy cói, quanh những bức tường), tiêu biểu cho một trong những thành tựu tinh xảo nhất của kiến trúc chôn cất thời Ai Cập cổ đại. Về mặt khảo cổ học cũng thế, tầm quan trọng của nó thật lớn: giống như những phát hiện số một của Belzoni, nó duy trì một loạt đồ tùy táng nguyên thủy - tượng nhỏ bằng gỗ của vua, những mảnh gỗ của những chiếc thuyền mẫu và xương và hũ thực phẩm - mặc dù, giống như hầu hết các mộ ở Thung cũng, bất cứ cái gì bằng kim loại hay nói cách khác, từ xưa, cái gì có thể xài được đều bị lấy đi để tái tạo lại. Nói chung, cả với những ngôi mộ của Belzoni, xác ướp thuộc sở hữu của hoàng gia được di chuyển để chôn cất lại ở nơi khác vào cuối thời vương quốc mới; Brugsch đã khám phá ở nơi cất giữ của hoàng gia tại Deir el-Bahri vào năm 1881.

Sau khi Tuthmosis III bỏ mộ, KV 34 được sử dụng để chôn cất hai người khác. Sau này, suốt Triều đại thứ 26, ngôi mộ được xem xét lại, lần này bởi một kiến trúc sư về mộ của một viên chức cao cấp ở Memphite tên là Hapimen. Được giao nhiệm vụ lấy một bản sao từ văn bản của quách bằng thạch anh vàng, vị kiến trúc sư sáng suốt có lẽ đã lấy tấm che ngực của vị vua để dùng lại. Quách của Hapimen, bị cướp liên tục, được dùng làm máng xối trong nhiều năm ở đền thờ Hồi giáo Ibn Tulun ở Cairo; nó được thu thập và rồi được người Pháp giao lại vào năm 1801 và giờ thì nằm trong những kho tàng điêu khắc (EA 23) của Bảo tàng Anh Quốc.

Ngôi mộ của Amenophis II

“Là một trong những khám phá quan trọng nhất được thực hiện ở Ai Cập và mặc dù đồ trang sức, và v.v... đã bị vơ vét khỏi ngôi mộ, có lẽ đã xảy ra trong Triều đại XX, các xác lập của Amenophis và bảy vị vua khác vẫn còn nguyên vẹn...”

BÁO TIMES

(Trái) Quách của Hapimen, một viên chức cao cấp của Triều đại thứ 26 mà các bộ hạ, tất nhiên đã thăm viếng mộ của Tuthmosis III để chép lại công trình của nhà vua nhiều năm sau khi xác ướp được di dời để cải táng, cuối cùng cất giữ tại Deir el-Bahri. (Phải) Mặt trang trí của một cột trong hầm mộ Amenophis II: nữ thần Hathor trình dấu hiệu của “đời sống” dưới mũi của vi pharaon, vừa mới được tiếp nhận ở Âm  phủ.

Vừa mới thành công trong việc khám phá ngôi mộ của Tuthmosis III, vào ngày 09/03/1898, Loret lại tìm thấy một ngôi mộ hoàng gia khác - đó là mộ của con trai Tuthmosis và là người kế vị, Amenophis II (KV 35). Hầm mộ này là một khám phá đầy ấn tượng, tuyệt vời với kiến trúc đổi mới, sự đơn giản mộc mạc của những tranh tường và một lượng lớn các đồ tùy táng bị phá hủy nặng. Khá lạ 1à vị vua được tìm thấy tại chỗ trong quách của ông, dẫu được chứa trong một cái hòm thay thế bằng giấy bìa.

Tuy nhiên, điều mà Loret tìm thấy khác thường, khi ông ta bắt đầu xem xét lại phát hiện của mình, là sự có nhiều thi hài khác, rải rác bên trái, phải và ở giữa. Thi hài đầu tiên ông gặp, ở phòng ngoài ngôi mộ, bi thảm thay nằm trên thân tàu bằng bột nhào của một trong các mẫu thuyền gỗ của Amenophis. Ba xác ướp khác, bỏ hết cả băng cuốn, ở phía Bắc của những căn phòng bên cạnh dẫn vào hầm mộ; trong khi, nhìn lên phần tường vỡ ngăn cách phòng gần kề, Loret nhìn thấy rõ chín xác ướp, lần này đặt trong quan tài, sắp xếp thành hai hàng: sáu và ba. Những xác thêm ấy, Loret cho rằng đã được chôn cất sau này - chôn cất riêng giống như ở KV 34, như thường lệ, lợi dụng một chỗ chôn cất đã có sẵn trước đó. Rồi ông quan  sát tỉ mỉ:

“Các quan tài và xác ướp độc một màu tím. Tôi cúi xuống quan tài gần nhất và thổi  cát để đọc tên. Màu xám là một lớp bụi mỏng bay lên và cho phép tôi đọc được tên của  Ramesses IV. Có phải tôi đang đứng trước các quan tài hoàng gia? Tôi thổi bụi ở quan tài thứ  hai, và một khuôn triện hiện ra, khó đọc ngay được, vẽ bằng màu đen mờ trên nền đen bóng. Tôi đến các quan tài khác - đâu đâu cũng đầy khuôn triện!”

Loret sửng sốt. Mặc dù sự thật là người ta chỉ chọn lựa những người chết thuộc hoàng gia thời vương quốc mới ở Ai Cập đem chôn cất ở đó, nhóm xác ướp hoàng gia đem ra ánh sáng ở Deir el-Bahri vào năm 1881 được xem như một điều lý thú. Một vài người dám đánh cuộc rằng một sưu tập thứ hai cũng đồ sộ như thế phải ít nhất hai thập niên sau mới có thể tìm ra được.

(Trái) Cuối chân hộp quách sơn màu của Amenophis, vẽ hình nữ thần Isis quỳ trước dấu hiệu của “vàng” và hai bên  hông là hai cột văn bản chữ viết tượng hình. (Phải) Quách bằng thạch anh sơn vẽ màu của Amenophis II. Khi Loret vào ngôi mộ vào năm 1898, quách có đặc điểm đâu Triều đại thứ 18 có hình dạng khuôn triện, vẫn còn chứa đựng xác ướp của vi pharaon.

KV 35: AI Ở TRONG NƠI CẤT GIẤU HOÀNG GIA THỨ HAI?

CAIRO SỐ

TÊN

NƠI TÌM THẤY

CG 61069

Amenophis II

phòng chôn cất

-

tàn tích vô danh

lồng cầu thang

-

Sethnakht

xác trên thuyền

CG 61070

“phụ nữ lớn tuổi” (Tipe?)

phòng bên thứ I

CG 61072

“ phụ nữ trẻ tuổi”

phòng bên thứ I

CG 61071

hoàng tử vô danh

phòng bên thứ I

CG 61074

Amenophis III

phòng bên thứ II

CG 61079

Merenptah

phòng bên thứ II

CG 61084

Ramesses IV

phòng bên thứ II

CG 61085

Ramesses V

phòng bên thứ II

CG 61086

Ramesses VI

phòng bên thứ II

CG 61081

Sethos II

phòng bên thứ II

CG 61073

Tuthmosis IV

phòng bên thứ II

CG 61082

phụ nữ vô dang D

phòng bên thứ II

 

Như với KV 34, Loret dọn quang ngôi mộ của Amenophis II cẩn thận; và mặc dù ông  ta không bao giờ công bố một báo cáo đầy đủ về việc khám phá, nhưng những gì ông ta để lại  cho chúng ta đủ để đề ra một số kết luận quan trọng. Các xác ướp được giấu, tất nhiên, được  đưa vào mộ của Amenophis II, từ nhiều địa điểm, vào thiên niên kỷ thứ hai trước CN, có lẽ  qua hai đợt tách biệt và vào lúc việc chôn cất Amenophis II được “tái thiết”. Người ta có thể  cho rằng đó là một việc làm chính đáng, có thiện ý - nó không dính líu đến mưu đồ tước đoạt  tất cả và mọi thứ có giá trị để lắp đầy cái két trống rỗng của một chính phủ đang suy sụp.

Ngôi mộ của Maiherpri

Việc khám phá một ngôi mộ hoàng gia duy nhất là quá đủ để tính công cho nhà khai  quật ở Thung lũng không xác định của các vua, hai trong khoảng một tháng đã là bất thường.  Còn cái thứ ba – ngôi mộ do Tuthmosis III chuẩn bị để chôn cất lại ông mình, Tuthmosis I  (KV 38), sẽ được thực hiện vào đợt sau. Và đối với tổng số vô song của ba lăng mộ hoàng gia  này Loret lại có thể nhanh chóng làm thêm hay dọn quang lại 14 ngôi mộ tư nhân khác.

“Xác chết trên thuyền” bí ẩn trong mộ của Amenophis II - có lẽ đó là xác được đem giấu của vua Sethnakht của Triều đại thứ 20.

Xác ướp bảo quản tốt, của Maiherpri (phải), Loret khám phá vào năm 1899 trong hai quan tài và trang bị với một phần đầu bằng giấy bìa khảm và mạ vàng (trên) một quan tài chính người thư ba (dưới trái) nằm lăn lóc ở giữa hầm mộ.

Ở ELEPHANTINE: NHỮNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ DO THÁI CHÍNH

TÊN TÀI LIỆU LƯU TRỮ

SỐ TÀI LIỆU

NIÊN ĐẠI

MÔ TẢ

MUA/KHAI QUẬT

Mibtahiah

11 tài liệu luật

471 – 10 TCN

lưu trữ

mua gia đình

Ananiah

13 tài liệu luật

456 – 02 TCN

lưu trữ

mua gia đình

Jedaniah

11 bức thư, 1 danh sách

419 – 07 TCN

lưu trữ

khai quật gia đình

 

KHOẢNG NĂM 1890 VÀ TRƯỚC BẢN THẢO VIẾT TRÊN GIẤY CÓI TIẾNG XYRI Ở ELEPHANTINE

Tiếng Xyri là lingua franca thuộc thế kỷ thứ 5 trước CN của đế quốc Ba Tư (Achaemenied) (trong đó Ai Cập là một thuộc địa), và các văn bản viết bằng chữ Xyri được tìm thấy ở nhiều địa điểm dọc sông Nile. Kho lưu trữ nổi tiếng ở đảo El-ephantine, ở đó, vào giữa những năm 495 và 399 trước CN tiếp đón một đơn vị đồn trú Do Thái  lớn.

Sự hiện hữu của cộng đồng Do Thái này, với đền thờ Yahweh của họ đặt dọc theo chiều dài của điện thờ thần Khnum đầu dê của địa phương, được Belzoni phát hiện đầu tiên trên giấy cỏ chỉ; các văn bản thất lạc khác (phiếu vỏ sò tên người mình phát vãng) được Geville Chester thu thập trong thời gian từ khoảng 1870 và trong  năm 1890; đầu 1900 do Charles Edwin Wilbour, W. Spiegelberg, A.H. Sayce,bà Willi Cecil và Robert Mond thu  thập. Khai quật chính thức ở khu định cư bắt đầu vào năm 1904, cung cấp một khoảng cảnh về những chi tiết lạ  lùng trong đời sống thường ngày của cộng đồng này, qua ba tài liệu lưu trữ chính.

 

Một trong hai tấm vải quàng thắt lưng bằng da thanh tú - mỗi tấm làm bằng một mảnh da duy nhất - do Haward Carter tìm thấy trong một hộp gỗ sơn phết ở cửa vào ngôi mộ của Maiherpri năm 1902.

Một trong những ngôi mộ này, KV 36, được đặc biệt chú ý vì người ta nhận thấy nó bị thất lạc, khi các chuyên gia bảo quản thuộc bộ phận cai quản lăng mộ chịu khó lùng sục khắp Thung lũng để tìm các ngôi mộ trong Triều đại thứ 21. Sở hữu chủ của ngôi mộ này - một hoàng tử lại 1à người Nubia có địa vị cao là Maiherpri (nghĩa đen là “sư tử đi lãng vãng”) - nằm nhét vào hai quan tài hình người bằng gỗ ở trong một hầm mộ nhỏ, độc nhất của ngôi mộ .Ngôi mộ này, dù đã bị tước đoạt một số thứ giá trị vào một thời điểm nào đó thuộc triều vương quốc Mới, ở đây vẫn còn một tuyển tập đa dạng những của cải của chủ mộ. Những của cải này gồm có một điện thờ bằng gỗ hình chữ nhật một cái thứ ba, quan tài “bảo vệ” (thực sự dùng để nhét vào hai quan tài kia, nhưng vì vô ý đã làm quá lớn), một mặt nạ bằng giấy bìa phủ lên đầu của xác ướp, một bộ trướng đầy đủ, một phôi tượng Osiris, giấy cói, đồ chơi, nhiều loại đá, pha lê, chậu gốm và sành sứ, thực phẩm, và, một cặp vòng cổ cho đáng chú ý. Những vòng cổ chó này có lẽ cho thấy rằng Maiher có chút gì liên quan với những động vật hoàng gia tìm thấy chôn trên đồi, do Theodore Davis, một thập niên hay sau nữa, phát hiện, không xa ngôi mộ Amenophis II. Đầu tiên là khám phá của Davis về ngôi mộ của Yuya và Tjuyu vào năm 1905, và phát hiện của Schiaparelli vào năm sau, Maiherpri là ngôi mộ tư nhân được bảo tồn tốt nhất.

KHAI QUẬT CỦA VICTOR LORET Ở THUNG LŨNG CÁC VUA

MỘ SỐ

SỞ HỮU CHỦ

ĐỢT TÌM THẤY

KV 26

?

1898

KV  27

?

1898

KV 28

?

1898

KV 29

?

1899

KV 30

?

1898

KV 31

?

1898

KV 32

?

1898

KV 34

Tuthmosis III

1898

KV 35

Amenophis II

1898

KV 36

Maiherpri

1899

VK 37

?

1899

KV 38

Tuthmosis I, mộ thứ 2

1899

KV 39?

?

1899

KV 40

?

1899

KV 41

?

1899

KV L

 

1898

KV M

 

1898

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có một hệ quả khác thường đối với khám phá Maiherpri của Loret vào tháng 02 năm 1902, gồm cả chàng trai Howard Carter, lúc ấy anh ta đang tìm ngôi mộ thất lạc của Tuthmosis IV. Dọn sạch mặt đá ở trên KV 36, Carter khám phá ra một lỗ nhỏ trong đó giấu một hộp gỗ màu vàng mang tên Maiherpri và đựng hai tấm vải quàng thắt lưng bằng da, một cốc sơn màu nặng chứa một ít mảnh khảm và vàng lá vứt bỏ gần đó. Chiếc hộp và một trong hai tấm vải quàng thắt lưng bằng da giờ ở Boston (MFA 03.1035 - 1036); tấm kia ở  Bảo tàng lịch sử thiên nhiên Chicago. Ở đây nó được phô bày trong nhiều năm, mô tả - không đúng lắm - như một mẫu tạp đề sớm nhất của hội viên hội tam điểm. Một ý tưởng khôi hài -  nhưng sự mong muốn chiếm hữu nó đặc biệt gia tăng: người ta nói nó đã bị một nhà sưu tập vô lương tâm lấy mất và đã được tìm thấy lại.

Sự trở lại của Maspero, l899

Loret giờ [1899] đã rút lui khỏi Ai Cập. Ông ta là một người có tầm nhìn hạn chế, khi  tôi nói với ông ta về một địa điểm đã bị cướp bóc ông ta nói: “Vô lý! Có luật lệ mà!”, Lần này  người ta thấy ông khó thích hợp. Ông được giao một vị trí khác ở Pháp và người duy nhất  được tin tưởng là Maspero. Ông ta đòi làm giám đốc tất cả các Bảo tàng với mức lương  1.500£ một năm và chi phí khác, và tiếp tục công việc của mình, vì không có ai hơn...”

W.M. FLINDERS PETRIE

Maspero trở lại lần thứ hai, sau những thăng trầm của hai thập niên trước, được người Ai Cập và các nhà Ai Cập học tiếp đón nồng hậu. Lord Cromer đã thiết kế việc bổ nhiệm: như ông ta đã tâm sự với A.H. Sayce, “chúng tôi phải thoát khỏi Loret... nhưng nếu một người Pháp khác được bổ nhiệm thì người đó phải là Maspero. Tôi mong anh hãy viết thư cho ông ta và khuyên ông ta nên nhận công việc này, nếu ông ta không nhận chúng ta phải bổ nhiệm Henry George Lyons”. Chẳng cần phải nói, sự đe dọa có một giám đốc người Anh đủ để sắp xếp vấn đề.

Ảnh hưởng của Maspero trong chuyến trở lại này thật lớn, và ông ta tiếp tục khuyến khích nước ngoài và cả địa phương mắc mứu vào các khai quật - có người nói là không phân biệt. Đam mê của ông là sắp xếp Bảo tàng Cairo mới ở Qasr el-Nil, bắt đầu công việc lớn lao công bố vào những trang của Tổng mục lục đồ sộ, và bổ nhiệm vào đề án này nhiều học giả giỏi nhất lúc ấy - George Béngdite, Bá tước Von Bissing, Ludwig Borchardt, Henri Cauthier, Percy Newberry, Pierre Lacau, George A. Reisner, và những người khác theo nhu cầu của việc bảo tồn, lại một lần nữa, bắt đầu được kêu gọi, rõ nhất qua công việc tiếp tục của George Legrain ở Karnak, trong khi ở Nubia bị đe dọa bởi việc xây đập Aswan đầu tiên, viên giám đốc mới khởi đầu chiến dịch đầu tiên “cứu hộ” khảo cổ học và tài liệu mà thế giới chưa biết đến.

Như Sayce nhận xét, “Maspero có một yếu điểm - ông là người duy nhất tôi biết - mong muốn nắm hết mọi việc. Ông không muốn những khám phá mới được các phụ tá làm mà không có sự góp phần của ông ta”. Điều này, không nghi ngờ gì, là nó đã góp phần vào sự thành công trong chức phận này của ông. Naville có câu thành ngữ rất phù hợp này: “người đại diện cuối cùng cho thời đại anh hùng của ngành Ai Cập học”.

1898 - BAB EL-HOSAN: “MỘ CỦA NGỰA”

Howard Carter khám phá ra “ngôi mộ” hoàng gia còn nguyên vẹn đầu tiên hoàn toàn tình cờ khi làm việc cho Quỹ thăm dò Ai Cập ở Deir el-Bahri vào tháng 11/1898: “Cưỡi ngựa trở về nhà sau cơn mưa: đất sụp xuống dưới chân ngựa và làm chúng tôi ngã xuống. Sau đó, nhìn vào lỗi hổng nhỏ, tôi thấy dấu vết của một công trình bằng đá”. Dọn quang phần bên trên, (phải chờ đến tháng 01/1900 và sự bổ nhiệm của Carter làm tổng thanh tra cổ vật ở thượng Ai Cập) là một công việc đồ sộ.

Carter đoán trước đây là một nơi chôn cất thực sự, nhưng điều phát hiện là một căn phòng rộng chưa bị quấy phá chứa một tượng bằng cát kết sơn màu còn mới nguyên (phải), khoác vải, của một vị vua đội vương miệng đỏ (Cairo JE 36195), và một quan tài rỗng, không một dòng ghi chú. Một trục thẳng đứng cắt vào nền nhà tạo thành ba chiếc thuyền gỗ và một vài lọ hũ.

 Bản chất của các di vật vẫn còn đôi việc khó hiểu, mặc dù đã xác định rõ mối liên hệ của chúng với vua Nebhepetre Mentuhotep Triều đại thứ 11, và có khả năng khá rõ liên quan đến một người này hay người khác của lễ hội sed thuộc vị vua này. Nó được mở ra dưới sự chứng kiến của Cromer, rất xấu hổ - vì ai cũng chờ đợi một kết quả đầy ấn tượng. Carter ra lệnh rằng, từ nay về sau, bất cứ những khám phá nào ông đều phải đích thân xem xét chắc chắn  mới được đem ra công bố. Về sau, trong trường hợp của Tutankhamun, điều đó là một kế sách có lẽ đã quay lại để ám ảnh ông ta.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353875491328750/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Loret...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận