1919 - 1946:
HOÀ BÌNH VÀ CHIẾN TRANH
1919-1946 - THẾ GIỚI
Thế Chiến I kết thúc đem lại một nền hoà bình đầy bất ổn cho thế giới. Một châu Âu bị xâu xé đã suy kiệt sau bốn năm chiến tranh, trong khi Nga bị tàn phá bởi cuộc nội chiến tiếp theo cuộc cách mạng 1917. Sự sụp đổ của đế quốc Ottoman đã tạo ra sự bất ổn trên toàn vùng phía Tây châu Á, trong khi Nhật Bản lộ rõ sự bất bình trước các phần thưởng thuộc địa ít ỏi ban cho việc chiến đấu bên phe Đồng minh. Chỉ có Hoa Kỳ là mạnh lên nhờ chiến tranh, khẳng định mình là quốc gia thịnh vượng nhất thế giới. Trong suốt thời kỳ này, Trung Quốc và Ấn Độ chiến đấu để khẳng định nền độc lập của mình. Trung Quốc chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Nhật và Ấn Độ chống lại sự tiếp tục tồn tại chính quyền cai trị của Anh. Các quốc gia châu Phi cũng vậy, vẫn ở dưới chế độ cai trị thực dân, và ở Nam Phi, thế lực của người da trắng cũng được củng cố mạnh thêm.
Kinh tế thế giới. Một sự khởi sắc và kinh tế thời hậu chiến chẳng bao lâu sau đã nhường bước cho một thời kỳ suy thoái, và nhiều nước đã bị vướng vào tình trạng lạm phát ở mức độ cao. Năm 1929, kinh tế Mỹ tuột dốc sau thất bại của thị trường chứng khoán New York. Sự tự tin về kinh tế của thế giới sụp đổ, dẫn đến suy thoái kinh tế là bất ổn chính trị nghiêm trọng. Đảng quốc xã với chủ nghĩa dân tộc cực đoan do Adolf Hitler lãnh đạo lên nắm quyền ở Đức năm 1933, tuyên bố sẽ đảo ngược những cuộc dàn xếp sau chiến tranh và khôi phục sức mạnh của nước Đức. Liên kết với Ý, và sau đó với Nhật, nước Đức Quốc xã, lại đưa thế giới vào chiến tranh năm 1939.
1919 - 1946 - CHÂU PHI
Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, các thế lực thực dân đã siết chặt thêm bộ máy thống trị ở châu Phi, bất chấp các phong trào phản kháng của người châu Phi. Sản lượng xuất khẩu tăng mạnh; nhiều người dân làm việc có lương trong các thành phố mau chóng phát triển. Một nhóm trí thức châu Phi tuy nhỏ nhưng quan trọng bắt đầu có tiếng nói của mình. Vào cuối Thế Chiến II, một số lãnh tụ châu Phi gây áp lực đòi độc lập hoặc quyền tự trị.
NHỮNG NĂM 1920
Xung Đột quanh vấn đề đất đai ở Kenya. Vào năm 1905, phần lớn Kenya nằm dưới sự kiểm soát của Anh. Dân định cư da trắng từ Anh và Nam Phi được cấp nhiều đất trồng trọt và đồng cỏ ở các cao nguyên màu mỡ, gây thiệt hại cho các dân tộc Masai, Nandi và Kikuyu. Những người định cư này chẳng bao lâu sau đã có ảnh hưởng lớn đến nền cai trị của thực dân Anh. Cùng lúc đó, có nhiều người Ấn Độ lập nghiệp ở Kenya trở thành những người chủ tiệm và thương nhân. Họ phản đối các đặc quyền về đất đai và quyền hành chính trị ngày càng tăng của dân định cư da trắng. Chính quyền Anh không trông đợi dân định cư da trắng hay Ấn Độ nổi lên quá mạnh, và viên tổng trưởng thuộc địa đã tuyên bố vào năm 1923 rằng quyền lợi của người châu Phi sẽ được đặt lên hàng đầu. Nhưng chính quyền đã không đưa ra được một chương trình phát triển kinh tế cho người châu Phi, và dân định cư da trắng kịch liệt phản đối bất cứ sự thay đổi nào trong việc phân phối đất đai.
1921 - Thảm hoạ cho Tây Ban Nha ở Maroc. Tây Ban Nha có hai tiền đồn ở bờ biển Địa Trung Hải từ thế kỷ 16. Các tiền đồn này đã trở thành căn cứ cho Tây Ban Nha ở xứ bảo hộ năm 1912, sau đó người Tây Ban Nha đã chuyển sang rặng núi Riff ở về phía Nam. Họ bị người Berber Hồi giáo sống ở Riff chống lại. Dưới sự lãnh đạo của Mohammed Abdelkim, quân Berber ở Riff đã đánh bại một đạo quân Tây Ban Nha tại Anh vào năm 1921 và chiếm lấy hai cảng, là những nơi có thể tiếp nhận súng và nhiều sự giúp đỡ quân sự. Chỉ sau khi quân Berber ở Riff tấn công Maroc thuộc quyền kiểm soát của Pháp năm 1925, các lực lượng tấn công của Pháp và Tây Ban Nha mới liên kết lại để đánh bại họ.
1931 - Một tuyến xe lửa xuyên châu Phi. Sau cuộc chiến tranh giành châu Phi, các cường quốc châu Âu xây dựng những tuyến đường bộ và đường sắt xuyên suốt các phần lãnh địa của họ để phục vụ cho thương mại và việc thông tin liên lạc. Các kỹ sư mơ ước một tuyến đường sắt từ Cape Town ở Nam Phi đến Cairo ở Ai Cập. Nhưng các cường quốc đã không liên kết các mạng lưới đường sắt của họ lại, không chịu nhất trí cả về kích cỡ đường ray thống nhất. Kết quả là các đường ray ở các lãnh thổ khác nhau không nối với nhau được. Mặc dù vậy, năm 1931, một đường xe lửa đã được hoàn thành giữa Benguela, trên bờ biển Angola, và các mỏ đồng ở Zaire. Các mỏ này vốn đã được nối với nhau bởi một đường xe lửa xuyên qua Zambia và Zimbique đến Beria trên bờ biển Mozambique. Lần đầu tiên, một đường xe lửa đã trải dài trên cả Phi lục từ Đông sang Tây.
1936 - Người châu Phi da đen mất quyền lực chính trị. Kể từ chính quyền đầu tiên, chính phủ Liên bang Nam Phi đã luôn chủ trương phân biệt cái gọi là ''các chủng tộc'' trên đất nước da trắng, Ấn Độ, “da màu”, và châu Phi da đen. Năm 1912, bộ luật Đất đai cho dân bản xứ đã giới hạn phần đất sở hữu của người châu Phi còn 13% cả nước. Phần lớn vùng đất này là đất xấu không sinh ra hoa lợi, và nhiều người châu Phi phải làm việc cho người da trắng với đồng lương rẻ mạt - ở trang trại, trong nhà hay các nhà máy công nghiệp. Ra ngoài "khu vực giành cho họ”, người dân Châu Phi phải mang theo giấy thông hành, và sự có mặt của họ ở các thành phố được kiểm soát nghiêm ngặt. Nhiều công việc do dân đa trắng đảm trách hoàn toàn đóng chặt cửa đối với người châu Phi. Kể từ 1936, số ít những người châu Phi còn được phép bầu cử ở Cape Province chỉ có thể bầu cử trong các cuộc bầu cử đặc biệt mà trong đó được quyền đưa ba ứng cử tiên da trắng vào quốc hội. Đảng Nam Phi do Jan Smuts đứng đầu, đảng thông qua luật này, đã mất quyền về tay Đảng Dân Tộc năm 1948. Đảng này quyết định tăng cường gắt gao hơn hệ thống phân biệt chủng tộc, được biết đến dưới tên Apartheid.
1919 - 1946 - CHÂU Á
1919 - Cuộc thảm sát Amritsar ở Punjab. Chính quyền Anh ở Ấn Độ ban hành các điều luật chống khủng bố để đối phó với những đe doạ liên miên từ phía những nhà dân tộc Ấn Độ trong suốt Thế Chiến. Điều này đã làm nhiều người Ấn Độ phẫn nộ và Mohandas Gandhi (1869 - 1948), một nhà lãnh đạo dân tộc, lệnh khẩn cho những người ủng hộ ông phải ngưng làm việc. Tháng 3 - 1919, một cuộc đình công được hoạch định ở Amritsar, nhưng những người cầm đầu đều bị bắt. Việc này đã làm dấy lên cuộc bạo động đầy căm tức. Kết quả là tướng Dyer, chỉ huy quân đội địa phương, đã cấm những cuộc hội họp công cộng, nhưng một đám đông lớn đã tụ tập trong một khu vực có tường bao bọc, đền Jallianwallah Bagh. Dyer dẫn 50 lính đến đó và ra lệnh cho quân lính bắn vào đám đông. Hơn 300 người chết. Cuộc thảm sát này dẫn đến một cuộc bạo hành dữ đội khắp Punjab. Gandhi là nhân vật chủ chốt trong ban điều tra của đảng Quốc Đại về cuộc thảm sát Amritsar. Vào tháng 6 - 1920 Gandhi đã khẳng định rằng phải dùng đường lối phản kháng ôn hoà để chống lại chính sách của người Anh.
1923 - Một nước Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ được công bố. Thế Chiến I đã báo hiệu sự kết thúc của đế quốc Ottoman uy lực một thời. Các tỉnh A Rập được phê chuẩn độc lập và ngoài Constaninople ra, đế quốc còn bị mất tất cả vùng đất ở Đông Nam châu Âu. Năm 1923, vị Sultan Ottoman cuối cùng, Mohammed VI thoái vị và rời khỏi thủ đô của ông. Tháng 10 - 1923, một nền cộng hoà được công bố và một vị sĩ quan quân đội, tên gọi là Mustafa Kemal, người đã giúp hình thành phong trào dân tộc vào cuối cuộc chiến tranh, được chọn làm vị Tổng thống đầu tiên. Ông tái đắc cử vào các năm 1927,1931 và 1935. Trong những năm đó, Mustafa Kemal, với tên gọi Ataturk được thêm vào nghĩa là ''Cha của người Thổ Nhĩ Kỳ'', đã hiện đại hoá đất nước của mình với một loạt các cải cách sâu rộng. Những cải cách này bao gồm việc đưa ra một hiến pháp mới, các bộ luật dân sự và hình sự mới, bãi bỏ chế độ đa thê, cho phụ nữ quyền bầu cử, dùng bản chữ cái Latin, khuyến khích người dân Thổ Nhĩ Kỳ ăn mặc theo lối châu Âu, và đề xướng một kế hoạch kinh tế bốn năm. Ông qua đời năm 1938.
1934 - Cuộc vạn lý trường chinh. Trong suốt thời kỳ bất ổn ở Trung Quốc vào những năm 1920 trước khi Quốc Dân Đảng thiết lập một chính quyền, hàng triệu người dân Trung Quốc không còn cách gì để kiếm sống. Phần lớn là dân ở tỉnh Giang Tây và tỉnh Phúc Kiến lân cận. Năm 1931, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông và Chu Đức, họ lấy lại ruộng đất và thành lập một nền cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở Giang Tây. Nhưng năm 1934, họ buộc phải rời bỏ tỉnh này. Hàng 100.000 người hành quân gần 6.000 dặm (9700km) về phía Tây đến các vùng đất rộng lớn của Trung Quốc, để xây dựng căn cứ địa. Năm 1935, họ đến tỉnh Thiểm Tây.
MAO TRẠCH ĐÔNG
Mao Trạch Đông (1893 - 1976) xuất thân trong một gia đình nông thôn ở tỉnh Hồ Nam. Sau khi chiến đấu trong quân đội cách mạng năm 1914, ông bắt đầu chú tâm vào chủ nghĩa Mác và đã góp sức thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc (1921). Ông thành lập căn cứ địa ở Hồ Nam và Giang Tây sau đó, ông được chọn làm lãnh đạo Đảng năm 1935. Sự thành công của cuộc Trường Chinh làm cho ông tập hợp được lực lượng ''thẳng tiến đánh Nhật''.
1945 Hội nghị các nhà Phục Quốc Do Thái. Palestine trở thành một lãnh địa ủy trị của Anh vào năm 1920. Sau đó là một thời kỳ dài của biến động, bạo loạn và khủng bố, khi người Do Thái và người A Rập xung đột với nhau. Năm 1937, Anh đề nghị chia Palestine thành hai bang, một cho người Do Thái và một cho người A Rập, nhưng người A Rập phản đối. Thế rồi Thế Chiến II đã xen vào trong suốt thời gian này, hàng triệu người Do Thái ở châu Âu đã bị sát hại có hệ thống trong các trại tù và các phòng hơi ngạt ở các nước châu Âu Quốc xã. Khi cuộc chiến kết thúc năm 1945, Hội nghị các nhà Phục Quốc Do Thái, một cuộc tụ hội các nhà lãnh đạo Do Thái, trên khắp thế giới, yêu cầu Palestine sẵn sàng để đón nhận một triệu người Do Thái trong đó nhiều người là dân tị nạn. Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman hối thúc Anh mở cửa Palestine để đón nhận ngay 100.000 người Do Thái đầu tiên. Nước Anh, vốn vui lòng tạo lập một nước Do Thái nhưng lại lo sợ trước những đe doạ Chiến tranh từ phía các nước A Rập như Ai Cập, Iraq và Syria, xin có thời gian để giải quyết và chính điều này đã dẫn đến sự trỗi dậy ở Palestine. Anh bàn giao vấn đề Palestine cho Liên Hiệp Quốc và năm 1948, chế độ ủy trị của Anh kết thúc.
1919 - 1946 CHÂU ÂU
Sau thống nỗi kinh hoàng của Thế Chiến I là sự khao khát hoà bình cao độ vào những năm tiếp theo, một nền hoà bình mà Hội Quốc Liên đã không bảo toàn được. Một số quốc gia thử nghiệm các hình thức chính quyền mới như chế độ Xô Viết ở Nga, chủ nghĩa Quốc xã ở Đức, và chủ nghĩa Phát xít ở Ý và Tây Ban Nha. Ở các nước này, các nhà cầm quyền độc tài đã áp đặt luật lệ của họ lên mọi mặt của cuộc sống, bịt miệng những người chống đối bằng cách dùng mật vụ, tra tấn và các trại tù. Nhà độc tài Đức, Adolf Hitler, lãnh tụ của đảng Quốc xã, nhất quyết tạo dựng một đế quốc Đức hùng mạnh. Các nước nhỏ như Tiệp Khắc và Áo đều đứng trước nguy cơ bị Đức xâm lược. Pháp và Anh đã thấy rõ điều này mà không can thiệp, nhưng vào năm 1939 đã buộc phải lâm chiến để ngăn cản sự hung hăng của Đức. Thế giới lại lâm vào một cuộc xung đột thảm khốc.
1929 - Quyền tự trị cho Ireland. Vấn đề độc lập tách khỏi Anh quốc của Ireland trở nên rất cấp thiết sau Thế Chiến I. Các thành viên của đảng Sinn Fein, đảng Cộng hoà Ireland, đã chiếm được đa số ghế đại biểu Ireland trong cuộc tổng tuyển cử năm 1918. Họ thành lập quốc hội riêng cho mình, quốc hội Dail, ở Dublin và tuyên bố Ireland độc lập. Chiến tranh đã bùng nổ giữa Sinn Fein và người Anh. Michael Collins, nhà lãnh đạo cánh quân đội (sau này được gọi là Quân đội Cộng hoà Ireland) của Sinn Fein, đã xây dựng một mạng lưới tình báo và lãnh đạo chiến tranh du kích hiệu quả đến mức năm 1921, người Anh đã chấp thuận những điều khoản mà quốc hội Dail công nhận năm 1922. Sáu quận ở Đông Bắc Ireland có quốc hội riêng của họ nhưng gia nhập Anh quốc. Qui tụ lại, họ trở thành vương quốc Anh thống nhất. Phần còn lại của Ireland được phê chuẩn quyền tự trị và trở thành Nước Tự do Ireland. Năm 1949, Nước Tự do Ireland cắt đứt mọi ràng buộc với Anh và trở thành nước Cộng hoà Ireland.
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở ĐỨC
Vào năm 1922, Đức không thể tiếp tục kham nổi các khoản bồi thường tái thiết. Chủ nợ chính của Đức là Pháp đã đóng chiếm khu công nghiệp Ruhr dọc theo sông Rhine vào năm 1923. Kinh tế Đức tàn mạt. Đồng tiền mất giá kinh khủng, hàng triệu tờ giấy bạc mới mua được một ổ bánh mì. Cuối cùng, các khoản nợ tái thiết được thu xếp theo những điều khoản dễ dãi hơn và lưu thông tiền tệ ổn định lại. Nhưng vào những năm 1930, toàn châu Âu bị ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái, và Đức đặc biệt khốn đốn. Năm 1932, gần phân nửa lực lượng lao động bị thất nghiệp.
1928 - Kế hoạch 5 năm của Liên Bang Xô Viết. Sau khi chính quyền thuộc về những người Bolshevik, Lenin, người đứng đầu nhà nước Liên bang Xô Viết đã chuyển hoá nước Nga theo học thuyết mác-xit về quyền sở hữu chung, đặt công nghiệp và ruộng đất tư nhân dưới quyền quản lý của nhà nước. Năm 1921, Lenin thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP), cho phép một số hình thức mậu dịch tự do. Một hiến pháp mới đã thay đổi nước Nga quân chủ thành Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Sau khi Lênin qua đời năm 1924, ba nhà lãnh đạo Đảng lên nắm chính quyền điều hành, trong đó có Joseph Stalin. Năm 1928 Stalin giữ quyền lãnh đạo tối cao. Ông phát huy một kế hoạch 5 năm nhằm phát triển công nông nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước. Công nghiệp đã phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử nước Nga.
1933 - Hitler trở thành Thủ Tướng Đức. Sau khi Đức bại trận trong Thế Chiến I, hiệp ước Versailles đã cắt giảm lãnh thổ và các lực lượng quân đội của Đức. Nhiều người Đức xem đây là một nỗi nhục cho dân tộc. Một trong số đó là Adolf Hitler. Chủ tịch Đảng Quốc xã (Nazi). Đảng Quốc xã qui tội cho người Do Thái trong hầu hết các vấn đề xã hội. Tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp đã tàn phá đất nước này vào cuối những năm 1920. Đảng Quốc xã đã giành được sự ủng hộ rộng lớn bằng cách hứa hẹn sẽ khôi phục lại niềm tự hào dân tộc và tạo công ăn việc làm. Năm 1933, Tổng thống Hindenburg đưa Hitler lên làm Thủ tướng cho ông; khi ông chết vào năm 1934 Hitler trở thành ''fuhrer'' (lãnh đạo) của “reich'' (nhà nước Đức). Ông ta xây dựng lại nền kinh tế, đổ tiền vào quân đội và các công trình công cộng . Đảng Quốc xã áp đặt một sự kiểm soát tuyệt đối , cấm chỉ các đảng chính trị, sử dụng một lực lượng mật vụ tàn ác, khủng bố các chủng tộc, đặc biệt là Do Thái.
1936 - Trục Roma-Berlin. Ý chiến đấu với Đồng minh trong Thế Chiến thứ nhất, nhưng không gặt hái được bao nhiêu sau những hiệp ước hoà bình. Nhiều người trách cứ chính phủ và suýt có nội chiến. Một phong trào mới, phong trào phát xít, do Benito Mussolini cầm đầu, phát triển trong các thành phố. Phát xít là những đám công nhân sôi động, tin tưởng vào niềm tự hào quốc gia và sự tuân lệnh thủ lãnh của họ. Họ thu hút được giới thượng lưu và trung lưu vì họ tấn công vào chủ nghĩa cộng sản. Năm 1922, 50.000 người phát xít diễu hành qua Roma và Mussolini trở thành thủ tướng. Ông nắm giữ những quyền hành chuyên chế và theo đuổi một chính sách ngoại giao hiếu chiến. Ban đầu ông kình địch với Hitler, nhà độc tài người Đức, vì e ngại một sự xâm lăng Áo của Đức. Nhưng sau khi xâm chiếm Ethiopia năm 1935 ông tìm sự hậu thuẫn của Hitler và năm 1936 hai người đã tiến hành một minh ước: Trục Roma - Berlin.
1936 - Nội chiến nổ ra ở Tây Ban Nha. Năm 1931 những người Cộng hoà Tây Ban Nha gây áp lực khiến vua Alfonso XI II phải ra đi. Một chính quyền Cộng hoà mới đưa ra các đường lối xã hội chủ nghĩa như quốc hữu hoá đất đai và giới hạn thế lực của nhà thờ và quân đội. Các sĩ quan Tây Ban Nha có một số hậu thuẫn cho đảng phát xít của Franco nổi lên vào năm 1936. Tướng Franco trở thành thủ lãnh của họ và châm ngòi nổi loạn khắp đất nước Tây Ban Nha, nhấn chìm đất nước trong một cuộc nội chiến tàn khốc. Phát xít Ý gởi binh lính, Đức gởi máy bay để hậu thuẫn cho Franco, Liên Xô gửi tiền và vũ khí để giúp chính quyền cộng hoà nhưng vào cuối tháng ba năm 1939 Franco đã thắng trên hầu hết nước Tây Ban Nha. Ông trở thành một nhà độc tài và chỉ chấp nhận một đảng cai trị: Đảng Falange.
1919-1946 - CHÂU MỸ
Sau Thế Chiến thứ nhất, Mỹ hưởng được một thập niên về tiến bộ vật chất, mặc dầu nông dân phải trải qua một thời kỳ đình trệ về giá cả ngũ cốc, nguyên nhân do sản xuất thặng dư ngũ cốc và các đồ gia dụng. Rồi vào năm 1929, cơ quan giao dịch chứng khoán Nữu Ước suy sụp kéo theo sự suy thoái về kinh tế ảnh hưởng đến khắp thế giới. Ở Nam Mỹ những quốc gia như Mehico và Pêru nỗ lực thoát ra khỏi nền cai trị của Mỹ trong khi những quốc gia khác đưa những cải tổ về kinh tế và xã hội dài hạn vào Brazil thiệt hại nặng nề do sự tồn đọng của hai nguồn lợi chính: cà phê và cao su, đã cố gắng giải quyết các khó khăn dưới sự lãnh đạo chuyên chế của Getulio Vargas.
1929 - Cuộc suy thoái kinh tế lớn. Mỹ nổi lên như một quyền lực quan trọng sau Thế chiến I. Sau một cuộc suy thoái nhỏ sau chiến tranh, nền kinh tế Mỹ đi tới giai đoạn phát triển cao, những năm 1920 trở thành thập niên của thịnh vượng cho nhiều người Mỹ. (Dầu vậy nông dân Mỹ lại phải chịu một sự sụt giá nghiêm trọng về ngũ cốc). Thời kỳ tăng vọt lại được đôn đốc bởi những suy đoán rộng rãi về thị trường chứng khoán thường là thiếu kiểm soát. Ngày 29 - 10 - 1929 một sự hoảng hốt xảy ra ở cơ quan giao dịch chứng khoán Nữu Ước. Hàng triệu cổ phần được bán ra và chỉ trong vòng một đêm nhiều người đầu tư bị phá sản. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán kéo theo sự lụi bại của ngân hàng và công việc làm ăn buôn bán. Năm 1933, 16 triệu người Mỹ không có việc làm. Sự hoảng hốt lan tràn và không lâu sau cả thế giới nằm trong nanh vuốt của sự suy thoái. Ở châu Âu, cuộc suy thoái được các chính quyền quốc gia đối phó bằng những phương cách khác nhau. Ở Đức sự suy thoái và nạn thất nghiệp gia tăng đã hậu thuẫn cho Hitler và đảng Nazi của ông.
KẾ HOẠCH KINH TẾ CỦA ROOSEVELT
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 1932, đảng viên Dân chủ Franklin Delano Roosevelt đã hạ người của Đảng Cộng hoà Herbert Hoover. Roosvelt nhậm chức hứa ''Một kế hoạch kinh tế mới'' cho dân Mỹ bị tàn phá bởi cuộc suy thoái. Những tháng đầu nhận trách nhiệm - một thời gian thường được gọi là ''Trăm ngày” - vị Tổng thống mới đã nhanh chóng hành động để đem lại sự ổn định cho hệ thống ngân hàng và tài chánh đang bị lung lay, đem lại niềm an ủi cho hàng triệu người Mỹ thất nghiệp và đang bị nghèo khổ. Sau đó vị Tổng thống đưa ra nhiều cải cách và thiết lập một số các dịch vụ - một chương trình được mọi người biết đến là New Deal (kế hoạch kinh kế mới) - để đem lại sự phục hồi kinh tế. Các chương trình của New Deal giúp nhiều người Mỹ vượt qua được giai đoạn cùng cực của thời gian suy thoái, nhưng cho tới khi Thế Chiến II sắp sửa xảy ra nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn không trở lại được mức độ của những ngày trước 1929. Franklin Roosvelt được bầu lại năm 1936 và tiếp tục thắng nhiệm kỳ III và IV, trường hợp, trước đây chưa từng có, vào những năm 1940 và 1944.
1919 - 1946: CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Ban đầu châu Úc bị ảnh hưởng tồi tệ do cuộc suy thoái lớn nhưng nhờ có tài nguyên vàng, mau chóng được phục hồi. Robert Menzies, Thủ tướng mới, khuyến khích mối giao hảo liên tục với Anh. Ở Tân Tây Lan dân chính quyền của Đảng Lao Động đã dám có những biện pháp mạnh. Những hình thức chia quyền giới hạn được các quyền lực thuộc địa đưa vào các đảo Thái Bình Dương như Fiji.
THẾ CHIẾN II
Nguyên nhân của Thế Chiến II bắt nguồn từ chính sách quân sự bành trướng và đường lối ngoại giao của Hitler. Năm 1936 ông ta chiếm lại vùng Rhineland, một vùng phi quân sự giữa Pháp và Bỉ. Năm 1938 ông cưỡng ép Áo thống nhất với Đức và chiếm một phần của Tiệp. Anh và Pháp thực hiện chính sách không can thiệp được gọi là đường lối thoả hiệp. Vào ngày 01 - 9 - 1939, Hitler xâm chiếm Ba Lan. Ông ta không nghi là Anh và Pháp sẽ giúp Ba Lan, nhưng ngày 03 tháng 9 họ tuyên bố chiến tranh. Hai năm sau, Nhật Bản đứng về phe Đức.
Chiến tranh chớp nhoáng, chiến thắng chớp nhoáng. Những cuộc tấn công của lực lượng Đức thường bao gồm những cuộc lấn sâu hùng hậu vào trong đất địch bằng những hàng xe tăng và các chiến xa khác, theo sau là quân cơ động phối hợp hay càn quét của bộ binh tràn lên từ phía sau và bao vây địch quân, toàn bộ cuộc hành quân được yểm trợ bởi một không quân hùng mạnh. Phương pháp chiến tranh này được gọi là blitzkriceg, nghĩa là “Chiến Tranh Chớp Nhoáng” và với lối tác chiến này quân Đức là một đạo quân không gì chặn nổi. Ba Lan sụp đổ cuối tháng 9- 1939. Sau một thời gian ngưng lại 6 tháng, Hitler chĩa mũi dùi sang Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy và Pháp. Vào giữa tháng 6 - 1 940 tất cả bị gãy quị. Nước Anh trơ trọi một mình.
Mặt trận Anh. Hitler tính chiếm Anh vào năm 1940 và từ tháng 7 tới tháng 9 ông ta mở đầu một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay trên các tầu bè, phi cảng, và các thị trấn để ''kiềm giữ'' người Anh trước khi đưa đến những phương tiện đổ bộ. Nhưng lực lượng không quân Hoàng Gia mặc dầu bé nhỏ hơn, đã phá hủy các máy bay Đức trong tương quan 2 đổi 1, buộc Hitler phải từ bỏ kế hoạch xâm lăng của y.
1939
Ngày 23 - 8 - Hiệp ước không xâm phạm lãnh thổ của nhau giữa Đức và Liên Xô được ký tại Moscow.
Ngày 01 - 9. Lực lượng Đức xâm chiếm Ba Lan
Ngày 03 - 9. Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.
Ngày 17 - 9. Lực lượng Xô Viết tiến vào Ba Lan.
1940
Ngày 09 - 4. Đức chiếm Đan Mạch và Na Uy; sau một cuộc chống trả quyết liệt, cả hai phải đầu hàng vào tháng 5.
Ngày 10 - 5. Lực lượng Đức xâm chiếm Bỉ và Hà Lan. Churchill trở thành Thủ tướng Anh và thành lập một chính phủ liên minh.
Ngày 15 - 5. Quân đội Đức vào nước Pháp. Pháp đầu hàng sau 7 tuần lễ (22 - 6): Sau cuộc tiến quân mau lẹ của Đức, Anh và Pháp (khoảng 320.000 người di tản từ Dunkerque sang Anh nhưng mất hết quân trang).
Ngày 10 - 6. Nước Ý dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài Benito Mussolini tuyên chiến với Anh và Pháp.
Tháng 8. Lực lượng không quân Đức mở chiến dịch chĩa mũi dùi tấn công quan trọng bằng bom vào các phi trường và thị trấn Anh.
Ngày 13 - 9. Lực lượng Ý tấn công vùng Ai Cập do Anh kiểm soát; tháng 12 quân đội Anh đẩy lui họ và vào Ly bia.
Ngày 28 - 10. Ý xâm lăng Hy Lạp nhưng bị thua, họ bỏ lại đồ dự trữ và súng đạn.
1941
Tháng 3. Mỹ dàn xếp việc cho thuê mượn vũ khí giúp Anh chiến đấu với Đức.
Ngày 03 - 4. Tướng Rommel mở màn cuộc tấn công lực lượng Anh ở Bắc Phi tới tận Ai Cập vào cuối tháng 5.
Ngày 06 - 4. Đồng minh chiếm Addis Ababa ở Ethiopia từ tay quân Ý.
Ngày 06 - 6. Đại quân Đức khoảng trên 3.000.000 xâm chiếm Liên Xô dọc theo 1 chiến tuyến dài 2.000 dặm (3.200km).
Ngày 04-9. Quân Đức bắt đầu bao vây Leningrad ở Liên Bang Xô Viết, thành phố đối đầu cuộc tấn công trong vòng 900 ngày cho tới khi quân bao vây bị đẩy lùi.
Ngày 19-9, Đức chiếm Kiev, Liên Bang Xô Viết.
Tháng 10. Quân đội Đức bắt đầu tấn công Moscow cố chiếm cho được trước mùa đông. Quân Liên Xô phản công vào tháng 12.
Ngày 07 - 12. Nhật tấn công hạm đội của Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii, Hoa Kỳ lập tức tuyên chiến với Nhật Bản.
Ngày 25 - 12. Hongkong, một thuộc địa của Anh rơi vào tay Nhật Bản, trong vòng ít tháng sau Nhật chiếm hết vùng Đông Nam Á bao gồm Singapore, Myanma và Phi Luật Tân.
1942
Ngày 17 - 7. Đức mở cuộc tấn công vào Stalingrad (nay là Volgagrad), lực lượng Xô Viết phản công vào tháng 11.
Tháng 10 - 11. Đạo quân thứ 8 của Anh đẩy lùi được người Đức khỏi EI Alamein và đuổi theo họ băng qua Bắc Phi.
Ngày 8 tháng 11. Lực lượng Anh và Mỹ đổ bộ lên vùng Bắc Phi của Pháp.
1943
Ngày 23 tháng 1. Quân đội Đồng minh chiếm Tripoli, thành phố do người Ý kiểm soát cuối cùng ở châu Phi.
Ngày 2 tháng 2. Đạo quân thứ 6 của Đức bị kẹt ở Stalingrad đầu hàng. Công cuộc giải phóng các thành phố Xô Viết bắt đầu.
Tháng 5 . Đức và Ý bị đuổi ra khỏi Bắc Phi .
Tháng 7. Lực lượng Xô Viết thắng trận liên tiếp, xe tăng ồ ạt tập trung ở Kursk.
Ngày 10 - 11 tháng 7. Đồng minh tiến chiếm Sicily. Sicily giải phóng vào tháng 8.
Ngày 25 tháng 7. Nhà độc tài Mussolini bị buộc phải từ chức.
Ngày 2 tháng 9. Lực lượng Đồng minh tiến chiếm đất liền Ý.
Nhật Bản và cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Cuộc chiến ở châu Âu bỏ ngỏ các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan ở châu Á và Thái Bình Dương. Năm 1941 - 1 942, lợi dụng tình huống này người Nhật tràn vào nhiều quốc gia và đảo ở Thái Bình Dương. Các thành công đầu tiên của Đồng minh là ở trên biển, khởi đầu bằng 2 chiến thắng quan trọng của thủy quân Mỹ trong trận chiến ở biển San Hô và trận Midway, cả hai đều vào năm 1942. Điều này đã làm hàng kế hoạch của Nhật Bản định chiếm cứ châu Úc và các đảo ở Hawaii để cho Mỹ không còn căn cứ làm bàn đạp để phản công.
1944
Ngày 22 - 1 . Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Ý.
Ngày 12 -5. Quân đội Xô Viết hoàn toàn giải phóng Crimea.
Ngày 04 - 6. Lực lượng Anh, Mỹ tiến vào Roma, quân Đức bỏ đi không gây một tổn thất nào.
Ngày 06 - 6. Đồng minh chiếm Normandy.
Tháng 8. Liên Xô chọc thủng mạn Tây Đức và Ba Lan.
Ngày 24 - 8. Dân thành Pari nổi lên chống lại lực lượng chiếm đóng Đức và đuổi chúng ra khỏi thành phố.
Ngày 20 - 11. Quân đội Mỹ chiếm lại Phi Luật Tân.
Ngày 16; 25 tháng 12. Lực lượng Đức tấn công những đạo quân Mỹ ở Ardennes, Pháp; những nỗ lực đó thất bại sau khi Đồng minh bỏ bom tấn công.
1945
Ngày 01 - 4. Lực tượng Mỹ chiếm đảo Okinawa của Nhật.
Ngày 30 - 4. Adolf Hitler tự tử ở Berlin.
Ngày 08 - 5. Chính thức tuyên bố chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
Ngày 06 - 8. Trái bom nguyên tử đầu tiên thả xuống Hiroshima Nhật, gây một sự tàn phá tập thể nặng nề.
Ngày 08 - 8. Liên Xô tuyên chiến với Nhật.
Ngày 14 - 8. Nhật đầu hàng Mỹ và Đồng minh. Chiến tranh Thế Giới II chấm dứt.
Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Sinh ra trong một gia đình nho giáo giàu lòng yêu nước, Hồ Chí Minh (tên thật là Nguyễn Sinh Cung) sớm hiểu biết tình cảnh đất nước và sớm có ý chí chống Pháp giành lại chủ quyền cho đất nước. Đứng trước nhiều hoạt động cách mạng không thành công, Hồ Chí Minh suy ngẫm và khát khao đì tìm con đường cứu nước, Người đã ra đi và đã phải bôn ba hải ngoại nhiều năm ở nhiều nước: Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc, Thái Lan... Hồ Chí Minh với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, là người Việt Nam duy nhất đã tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Hội nghị Tours (12-1920).
Năm 1925, Người thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1930, tại Hongkong, Trung Quốc, Người chủ trì việc hợp nhất các tổ chức Cộng sản. Ở trong nước thành một Đảng duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1941, Người lãnh đạo thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh), một tổ chức đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân cả nước đứng lên thực hiện thành công cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 2-9-1 945, Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trước nhân dân Hà Nội với tên gọi Hồ Chí Minh, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra một trang sử mới cho đất nước Việt Nam sau bao thế kỷ thăng trầm. Trải qua 30 năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ngày 30-4-1975, Việt Nam được hoàn toàn giải phóng và thống nhất. Ngày 2-7- 1976 đổi tên là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ, nhà văn, nhà văn hoá lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm thơ, văn, họa, kịch... lớn có sức sống lâu dài: Đáng chú ý là các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, Nhật ký chìm tàu, Nhật ký trong tù, Truyện và ký...
Hiroshima và khởi dầu của một chung cục. Năm 1943 làn sóng chiến tranh bắt đầu hướng về Thái Bình Dương, khi lực lượng Mỹ chiếm lại được một vài đảo. Năm 1944 nhiều chiến dịch đổ bộ của Mỹ và Anh đã có kết quả lấy lại được Phi Luật Tân và Miến Điện. Đầu năm 1945, lực lượng Mỹ chiếm các đảo Iwojima và Okinawa của Nhật. Rồi ngày 6 tháng 8, không quân Hoa Kỳ thả trái bom nguyên tử đầu tiên lên thành phố Hiroshima của Nhật Bản, phá hủy nội vi thành phố và giết khoảng 150.000 người. Ba ngày sau trái bom thứ hai được thả ở Nagasaki. Thêm vào đó Liên bang Xô viết tuyên chiến với Nhật. Ba cái tai hoạ này bắt buộc Nhật phải đầu hàng ngay. Ngày 14-8-1945 họ buông vũ khí.
Con đường chiến thắng và hoà bình. Đức đầu hàng vô điều kiện Mỹ, Anh, Pháp và Liên Bang Xô Viết vào tháng 5 năm 1945. Việc kiểm soát nước Đức được trao vào tay Ban Kiểm soát nước của Đồng minh, đứng đầu là 3 vị chỉ huy hàng đầu của Đồng minh: Eisenhower (Mỹ), Montgomery (Arth), và Zhukov (Liên Xô). Đức được chia thành 4 vùng kiểm soát quân sự cho 4 quyền lực Đồng minh. Một hội nghị hoà bình được tổ chức ở Postdam vào tháng 7 để quyết định về tương lai đất nước.
Số người chết trong Thế Chiến II. Tổng cộng số nạn nhân của Chiến tranh Thế giới II lên tới khoảng 50 triệu. Liên Xô thiệt hại nặng nề nhất - khoảng 20 triệu người chết (1/10 của tổng số nhân dân Xô viết). Cả triệu thường dân chết trong những cuộc dội bom và ít nhất 10 triệu người chết trong các trại giết người của Nazi, trong số đó 6 triệu là người Do Thái. Nhiều người khác bị biến thành không nhà, trở thành người tị nạn.
Việc chia cắt thủ đô Đức. Sau khi Đức đầu hàng, Berlin bị phá hủy hoàn toàn. Hitler tự sát trong hầm trú ẩn. Quân đội Xô Viết chiếm hầu hết mạn Đông Đức và lực lượng Đồng Minh mạn Tây Berlin nằm ở mạn Đông Đức được chia cho 4 thế lực Đồng Minh.