“BĂNG KHÔ'' CÓ PHẢI LÀ BĂNG KHÔNG?
Ở bang Techzat của Mỹ đã từng xảy ra một chuyện kỳ lạ: có một lần, mấy nhân viên thăm dò địa chất đến thăm dò mỏ dầu. Họ dùng máy khoan thăm dò để khoan lỗ xuống lòng đất và khoan xuống chỗ sâu nhất. Đột nhiên, các loại khí dưới lòng đất phụt ra khỏi lỗ khoan với áp lực rất lớn, miệng lỗ khoan phun ra một đám lớn ''các bông tuyết''. Các nhân viên thăm dò địa chất tò mò đã tiến lên để lăn những quả bóng tuyết, kết quả là tay không bị phồng thì cũng bị đen.
Thì ra thứ ''tuyết trắng'' kia không phải là tuyết, mà là ''băng khô'', băng khô không phải là băng, vì nó không phải là do nước đông kết lại mà là một thể khí không màu - CO2 đông kết mà thành.
Nếu đựng khí CO2 vào trong một thùng gang và tăng thêm áp lực thì nó sẽ biến thành thể lỏng giống như nước. Nếu nhiệt độ thấp hơn một chút thì nó sẽ biến thành thứ màu trắng, giống như những bông tuyết mùa đông vậy. Đó chính là băng khô. Có điều nó nhỏ hơn tuyết một chút, hơn nữa không thể trực tiếp dùng tay để cầm, bởi vì nhiệt độ của nó thấp, khoảng âm 78oC và sẽ làm cho tay bị đông cứng. Sau khi bị đông cứng, những chấm đen xuất hiện trên da sau vài ngày sẽ bắt đầu thối rữa.
Nếu bạn để băng khô vào trong phòng, nó sẽ nhanh chóng biến mất không dấu vết và biến thành thể khí CO2 và bay phiệu diêu trong không trung. Đó là vì băng khô ở áp suất thông thường sẽ không có dạng lỏng, nó sau khi hấp thụ nhiệt sẽ trực tiếp biến thành trạng thái khí, quá trình này gọi là thăng hoa.
Điều thú vị là do nhiệt lượng của băng khô rất thấp, khi nó thăng hoa nhanh, nó sẽ làm cho nhiệt độ của không khí xung quanh giảm mạnh, hơi nước trong không khí sẽ cô đọng lại thành sương. Lợi dụng đặc điểm này của băng khô, khi quay phim, rắc ở xung quanh một chút băng khô thì có thể tạo thành cảnh mây và sương lượn lờ. Ngoài ra, vào lúc cần, rắc băng khô từ trên máy bay vào các đám mây, còn có thể làm mưa nhân tạo.