NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ LÀ GÌ?
Năm 1896, trong phòng thí nghiệm của nhà vật lý học người Pháp Beccơren đã xảy ra một chuyện lạ: Cuộn phim để chụp ảnh được bọc cẩn thận và để trong ngăn kéo lại bị cảm quang một cách kỳ lạ, 1 bình huỳnh quang ở bên cạnh - kẽm lưu huỳnh, cũng “vô duyên vô cớ”, phóng ra ánh sáng màu xanh nhạt.
Ai đã làm rối loạn như vậy?
Beccơren bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân và thật khó như mò kim đáy bể. Và cuối cùng ánh mắt của ông dừng lại ở một bình tinh thể màu vàng trong ngăn kéo. Câu đố cuối cùng đã được giải đáp! Qua nghiên cứu Beccơren đã vén bức màn bí mật và đăng bài luận văn của ông: loại tinh thể màu vàng - muối Kali sunfat uranyl - có một loại tính chất rất kỳ diệu: nó có thể phóng ra các tia phóng xạ không nhìn thấy, khiến cho phim chụp ảnh cảm quang và làm cho vật chất lưu huỳnh phát ra ánh sáng huỳnh quang.
Nghiên cứu của Beccơren đã thu hút được sự chú ý của phu nhân Curie, bà và chồng là Pierre Curie trải qua quá trình làm việc vất vả, cuối cùng vào năm 1898, họ đã phát hiện ra 2 nguyên tố mới - Pôlôni và Radium, chúng có thể phóng ra các tia phóng xạ còn mạnh hơn cả Uranium. Thế là, mọi người liền gọi những nguyên tố có thể tự phóng ra phóng xạ như Uranium, Pôlôni, và Rađium là những nguyên tố phóng xạ. Không lâu sau, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật một số nguyên tố phóng xạ thiên nhiên và nhân tạo cũng lần lượt được con người phát hiện ra.
Những tia phóng xạ không nhìn thấy mà các nguyên tố phóng xạ phóng ra rất ghê gớm, khi độ mạnh của nó vượt qua một mức độ nhất định có thể giết chết các tế bào và làm tổn hại đến cơ thể. Beccơren đã từng tự mình “chịu khổ”: một hôm nọ, ông ra ngoài diễn thuyết, nhân tiện mang theo một ống muối Radium và để trong túi. Nhưng, sau nhiều ngày sau, trên vùng da ở gần ông muối Radium xuất hiện những đốm đỏ, thì ra là những tia phóng xạ của Radium đã làm bỏng da của ông. Pierre Curie để tìm tòi bí mật của các nguyên tố phóng xạ, đã từng lấy ngón tay của mình làm thí nghiệm: để cho tay bị các tia phóng xạ phóng vào, ban đầu nó đỏ lên, sau đó thì xuất hiện vùng thịt bị loét và chết, sau vài tháng mới khỏi hoàn toàn. Curie đã miêu tả tỉ mỉ cả quá trình này.
Ngoài Rađium bây giờ người ta thường dùng các nguyên tố phóng xạ như Coban 60, Iốt 132, phôtpho 32,… để trị các bệnh về u. Con người lợi dụng các nguyên tố phóng xạ này để ''nguyên tố chỉ hình''. Nếu uống hoặc tiêm vào bên trong một lượng rất ít các nguyên tố phóng xạ thì các nguyên tố này có thể xuyên qua tổ chức bên ngoài của cơ thể để báo cáo cho ''máy chỉ thị phóng xạ'' biết chúng đang ở chỗ nào, góp phần giúp bác sĩ có thể biết được bạn bị bệnh ở bộ phận nào. Các nguyên tố có tính phóng xạ không những có thể dùng để trị bệnh mà còn có thể dùng trong quá trình sản xuất, ví dụ nguyên tố chỉ hình có thể dùng để đo thời gian trong quá trình luyện thép, kết cấu của hợp kim, kiểm tra rò ống nước, thám hiểm, thăm dò lòng đất...