Tài liệu: Tại sao không khí lại không ''rỗng''?

Tài liệu
Tại sao không khí lại không ''rỗng''?

Nội dung

TẠI SAO KHÔNG KHÍ LẠI KHÔNG ''RỖNG''?

 

Năm 1771, trong một phòng thuốc của dược sĩ Haler như bình thường sắp xếp lại một số chai lọ ở đó. Haler là một người yêu khoa học, lúc bình thường, ngoài lúc điều chế thuốc ra, ông thường đổ đi đổ lại một ít nước thuốc để tìm kiếm bí mật của khoa học.

Hôm đó, ông gắp một cục phôtpho trắng giống như cao su từ trong nước ra, và ném vào một chiếc bình rỗng: Photpho trắng là một ''anh chàng” nóng tính, cứ hễ tí là ''nổi nóng'' - sẽ tự cháy trong không khí. Đương nhiên, sau khi vứt vào bình rỗng, nó sẽ cháy và phóng ra những tia sáng lóa mắt, trong bình lập tức tràn đầy các khói trắng. Sinh ra một lượng khói trắng Pentzoxyt phôtpho: Haler đã đậy kín bình nên phôtpho trắng mặc dù lúc đầu cháy rất mạnh nhưng chỉ lát sau là tắt ngay.

Khí Haler úp ngược bình xuống nước và mở nút ra, nước đã tự động trào lên, hơn nữa thường tràn vào chỗ khoảng 1/5 bình thì ''đứng nghiêm'', không tràn vào nữa.

Việc này khiến Haler cảm thấy kỳ lạ, ông lại làm lại nhiều lần, kết quả vẫn vậy.

Haler muốn tìm hiểu bí mật của thể khí trong bình. Ông cẩn thận nứt chiếc bình ở trong nước sau đó lấy ra khỏi nước. Khi ông lại cho phôtpho trắng vào trong thể khí còn lại thì phôtpho trắng không ''nóng'' nữa; ông lại cẩn thận cho một con chuột nhỏ vào trong bình, chỉ thấy nó chạy loạn cả lên một lát sau thì chết.

Chuyện này đã thu hút sự chú ý của nhà hóa học Pháp - Anntonie Laurent de Lavoiser. Lavoiser tiếp tục nghiên cứu tỉ mỉ, cuối cùng đã làm rõ được hiện tượng này: thì ra 1/5 khí bị mất đi đó gọi là ''oxy'', còn lại là ''khí nitơ'', oxy có thể kích thích cháy còn nitơ thì không kích thích cháy.

Theo kết quả đo đạc cụ thể hơn, đã chứng minh trong không khí khô (tính theo tỉ lệ thể tích) thì khí oxy chiếm khoảng 21,2% , khí nitơ chiếm khoảng 78%, khí trơ chiếm khoảng 0,94%, CO2 chiếm không 0,03%, các tạp chất chiếm khoảng 0,03%.  




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633365304274034026/Hoa-hoc/Tai-sao-khong-khi-lai-khong-rong.h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận