Biểu diễn một cú nhảy như thế nào?
Nhảy là một trong những môn thi cổ xưa nhất trong các môn thể thao. Người ta nhảy trong những cuộc đua ngựa, trong những cuộc thi chạy (110 và 400 m vượt rào, vượt chướng ngại vật), hoặc ở những cuộc thi trượt tuyết. Nhưng tại các sân thi đấu, những nhà điền kinh phải thử sức qua 4 cuộc thi: nhảy xa, nhảy ba bước, nhảy cao và nhảy sào.
Nhảy xa là môn đòi hỏi ít dụng cụ kèm theo: một bàn nhấn, tiếp theo là một đường chạy lấy đà và sau đó là một hố dài chứa cát. Người nhảy cần phải lấy đà gần vạch lấy đà nhất, tất nhiên không được chạm chân vào cát, nếu không sẽ bị coi là phạm luật, và cũng cân cố gắng nhảy xa nhất. Chiều dài của bước nhảy được tính từ vạch lấy đà cho đến vệt gần nhất do tay hoặc cơ thể của vận động viên để tại trên mặt cát.
Trong môn nhảy ba bước, vận động viên phải thực hiện ba cú nhảy liên tiếp, cú đầu tiên một bàn chân chạm đất, cú thứ hai phải chạm đất bằng chân còn lại, cú cuối cùng cần phải tiếp đất bằng hai chân. Đối với nhảy cao, cú nhún chỉ được thực hiện bằng một chân, nhưng vận động viên có thể vượt qua xà bằng hai cách: hoặc úp bụng (kiểu califomie) xuống, hoặc như nhà vô địch thế vận hội Ôlimpic Posbury bằng cách úp lưng.
Con người có thể vượt qua được chiều cao 2m40, nhưng với 1 cây sào dài và dẻo (làm bằng sợi thủy tinh) và bằng việc sử dụng cả vận tốc lấy đà, sự nhún của đôi chân cùng lực đẩy của cánh tay, con người có thể nhảy cao tới 6 mét.