Người ta tập nhào lộn như thế nào?
Nhào lộn là một nghệ thuật không tự ngẫu hứng được, mà nó đòi hỏi những tính toán rất khoa học, cùng quá trình luyện tập lâu dài với rất nhiều bài tập để có thể trình diễn trước công chúng. Nghệ sĩ biểu diễn vừa là người nhảy cao, người làm xiếc trên dây, vừa là người chơi trò giữ thăng bằng trong nhào lộn. Có thể nói rằng công việc của những nghệ sĩ nhào lộn ở rạp xiếc rất gần với công việc của phi công lái máy bay nhào lộn hoặc của những nhân vật chuyên đóng thế các pha nguy hiểm ở trên màn ảnh.
Đó có thể là nghệ sĩ nhào lộn trong rạp xiếc hoặc nhà hát tạp kỹ, cần phải có không những sức khỏe, sự khéo léo, sự mềm dẻo mà cả lòng dũng cảm và một chút ''máu lạnh'' (sự bình tĩnh) nữa. Những cô bé cậu bé yêu thích môn nhào lộn cần phải đến với nó từ khi còn rất nhỏ. Những bài học đầu tiên của họ diễn ra trong những phòng tập hoặc những rạp xiếc không có khán giả. Một tấm màn căng ở dưới hoặc một sợi dây gắn chặt vào lưng sẽ làm cho các bạn tránh được những rủi ro, giống như các vận động viên leo núi vậy. Những người đóng thế (cascadeur) khi lái ô tô trên màn ảnh đã làm mọi cách để giảm nguy hiểm: lượng xăng ít nhất để tránh gây cháy, dây an toàn, loại bỏ các chỗ có góc nhọn, hoặc đội mũ bảo hiểm dưới dạng bộ tóc giả... nhưng mức độ vẫn còn khá cao. Đối với môn nhào lộn bằng máy bay trên không, người ta cần có không những hiểu biết chuyên sâu về máy móc mà còn tính chất lý học cược kiểm nghiệm thường xuyên của chúng nữa. Một cuộc nhào lộn thành vòng tròn kiểu “thòng lọng” hoặc xoáy trôn ốc, nhào lộn kiểu ''lá rơi'' hoặc ngỏng lên rồi lao xuống, tất cả đều phải thực hiện trên lý thuyết báng thiết bị mô phỏng bay, sau đó mới có thể thực hiện trên không trung. Quá trình luyện tập của những phi công tham gia vào những đội nhào lộn trên không đòi hỏi rất nhiều cố gắng để có thể hoàn thành mĩ mãn được một cảnh diễn.