Tài liệu: Các chòm sao cổ xưa

Tài liệu
Các chòm sao cổ xưa

Nội dung

CÁC CHÒM SAO CỔ XƯA

 

Các chòm sao chính là tượng đài văn hóa cổ của con người, với hệ thần thoại của họ thể hiện mối quan tâm thuở ban đầu của họ đối với các ngôi sao. Có những chòm sao được đặt ra từ tận thời đại đồ đồng, khi mà tổ tiên chúng ta chỉ mới bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh, và quan sát chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời.

Để nhớ đường đi của các thiên thể, con người đã ghi nhớ các ngôi sao quan trọng nhất mà các thiên thể đi ngang qua trên trời. Vì thế, các chòm sao Hoàng đới được coi là cổ nhất, bởi vì dọc theo đó là đường đi của Mặt Trời trong một năm: Hoàng đạo. Bây giờ ở Hoàng đới có 13 chòm sao, chủ yếu mang tên các con vật có thật hoặc trong thần thoại (trong các ngôn ngữ phương Tây, từ Zodiac tức Hoàng đạo, gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "vòng tròn động vật”). Trước kia, người ta đã chia Hoàng đới thành 12 cung tương ứng với 12 chòm sao. Chúng có vai trò lịch pháp: Mặt Trời lưu lại trong mỗi cung khoảng chừng một tháng. Các nhóm sao này được dân vùng Lương Hà (Irắc ngày nay), Phênixi (Xyri, Libăng và Palextin ngày nay), Hy Lạp và các vùng khác ở phía đông Địa Trung Hải phân lập ra.

Năm 275 trước Công nguyên, nhà thơ cổ Hy Lạp Aratôt trong thi phẩm giáo dục “Các hiện tượng” đã miêu tả các chòm sao mà ông biết. Bốn thế kỷ sau, nhà thiên văn và toán học Clôt Ptôlêmê đã soạn tác phẩm "Almogest” (tiếng Arập gốc Hy Lạp nghĩa là “Tác phẩm vĩ đại”), trong đó có chỉ ra vị trí các sao sáng nhất trong 48 chòm sao (chủ yếu của bầu trời phương Bắc). Trong số đó 47 chòm sao còn giữ lại tên gọi cho đến ngày nay và bây giờ ta gọi đó là các chòm sao cổ.

Các dân tộc khác, vào các thời đại khác nhau cũng chia bầu trời thành các chòm sao theo cách thức của họ, ở Trung Hoa thời nhà Chu (thế kỷ XI trước Công nguyên) người ta đã chia bầu trời khu vực Hoàng đới thành bốn phần (mỗi phần chiếm một cung xấp xỉ một phần tư vòng tròn và có 7 chòm sao), tổng cộng có 28 chòm sao (nhị thập bát tú). Phần cung phía đông được gọi là Thương Long (Rồng Xanh), có các chòm sao:

1. Giác: gồm 4 sao hình chữ thập ở chòm Trinh Nữ (theo cách chia hiện nay).

2. Cang: gồm 4 sao hình cánh cung cong ở chòm Trinh Nữ.

3. Đê: gồm 4 sao ở chòm Cái Cân.

4. Phòng: gồm 4 sao gần như thẳng hàng ở chòm Bọ Cạp (Thần Nông, trong đó có sao    Sco.

5. Tâm: gồm 3 sao ở chòm Bọ Cạp (Thần Nông), trong đó có sao Antares (Tâm Tú Nhị).

6. : gồm 9 sao hình cái móc ở chòm Bọ Cạp (Thần Nông), trong đó cố sao Sco.

7. : gồm 4 sao hình cái rây ở chòm Cung Thủ (tên tiếng Hán là Nhân Mã), trong đó có sao  Sgr.

 

Phần cung phía Bắc được gọi là Huyền Vũ (Rùa Đen hoặc Chiến Binh Đen), có các chòm sao:

8. Đẩu: (còn gọi là Nam Đầu để phân biệt với Bắc Đẩu) gồm 6 sao hình cái muỗng ở chòm Cung Thủ (tên tiếng Hán là Nhân Mã) trong đó có sao  Sgr.

9. Ngưu: gồm 6 sao, 3 sao thuộc chòm Con Cừu (Bạch Dương), 3 sao thuộc chòm Cung Thủ (Nhân Mã).

10. Nữ: gồm 4 sao hình cái rây thuộc chòm Cái Bình (Bảo Bình).

11. : gồm 2 sao, một sao thuộc chòm Cái Bình ( Aquarii), một sao thuộc chòm Ngựa Con.

12. Nguy: gồm 3 sao hình tam giác có góc tù, 1 sao thuộc chòm Cái Bình, 2 sao thuộc chòm Ngựa Bay.

13. Thất: gồm 2 sao thuộc chòm Ngựa Bay.

14. Bích: gồm 2 sao, 1 sao thuộc chòm ngựa Bay, 1 sao thuộc chòm Tiên Nữ.

Phần cung phía Tây được gọi là Bạch Hổ (Hổ Trắng), có các chòm sao:

15. Khuê: gồm 16 sao, tương truyền là giống dáng người sải bước, thuộc chòm Song Ngư.

16. Lâu: gồm 3 sao hình tam giác cân ở chòm Con Cừu.

17. Vị: gồm 3 sao thuộc chòm Con Cừu.

18. Mão: gồm 7 sao thuộc cụm sao Tua Rua (Pleiades), chòm Con Trâu (Kim Ngưu).

19. Tất: gồm 8 sao, trong đó 6 sao thuộc cụm sao Hyades, tất cả 8 sao đều thuộc chòm Con Trâu. Sao sáng nhất là Aldebaran (Tất Tú Vương), đôi khi cũng được đồng nhất với sao Tất.

20. Chủy: gồm 3 sao thuộc chòm Thợ Săn, trong đó có sao  Ori.

21. Sâm: gồm 7 sao thuộc chòm Thợ Săn, trong đó có các sao Betelgueuse (Sâm Tú Tứ) và Rigel (Sâm Tú Thất).

Phần cung phía Nam được gọi là Chu Tước (Chim Son), có các chòm sao:

22. Tỉnh: gồm 8 sao thuộc chòm Song Tử, trong đó có sao  Gem.

23. Quỷ: gồm 4 sao thuộc chòm Con Cua.

24. Liễu: gồm 8 sao thuộc chòm Rắn Biển.

25. Tĩnh: gồm 7 sao thuộc chòm Rắn Biển, trong đó có sao Alphard ( Hydrae).

26. Trương: gồm 5 sao hình cái cung đã giương của chòm Rắn Biển.

27. Dực: gồm 22 sao, 18 sao thuộc chòm Cái Chén và 4 sao thuộc chòm Rắn Biển.

28. Chẩn: gồm 4 sao thuộc chòm Con Quạ.

 

Ngoài ra, còn có "Tam viên” là các nhóm sao Tử Vi , Thái Vi và Thiên Thi phân bố xung quanh chòm sao Bắc Đẩu (gồm 7 sao hình cái gàu sòng thuộc chòm Gấu Lớn theo cách chia hiện nay) và thiên cực bắc. Điều này đã được nhắc đến trong “Thiên quan thư" của nhà sử học Tư Mã Thiên (đời Hán). Hệ thống trời sao nay được gọi là hệ “tam viên nhị thập bát tú”.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/417-02-633328831329462500/Cac-cu-dan-cua-Troi-Cac-chom-sao/Cac-chom-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận