Tài liệu: Có những danh mục nào

Tài liệu
Có những danh mục nào

Nội dung

CÓ NHỮNG DANH MỤC NÀO

 

Các danh mục sao hiện đại có thể chia thành hai nhóm: danh mục cơ bản và mục lục sao tổng quan. Loại thứ nhất có tương đối ít sao (vài trăm ngôi, nhưng vị trí của chúng được xác định với độ chính xác cao đối với đương thời. Vào các năm 1938 – 1940 đã công bố “Danh mục cơ bản thứ ba của niên giám thiên văn Beclin”, thường được gọi là FK3. Nó bao gồm tọa độ của 1535 sao phân bố đều trên khắp bầu trời. Danh mục này đã là chỗ dựa cho mọi công tác thiên văn trong nhiều năm. Sau khi chỉnh lý FK3 đã ra đời FK 4 vẫn bao gồm bấy nhiêu sao nhưng chính xác hơn FK 3. Hiện nay người ta đã cho ra đời danh mục mới: FK 5 (lập năm 1988).

Tọa độ ghi trong các mục lục sao tổng quan không chính xác bằng trong các danh mục cơ bản nhưng bù lại, các mục lục bao gồm nhiều sao mà các nhà vật lý thiên văn và các thiên văn chuyên theo dõi sao có thể quan tâm đặc biệt. Chẳng hạn, trong đó có thể có các sao biến quang, sao đôi và các sao dị thường khác.

Ví dụ về mục lục tổng quan là cuốn “Mục lục tổng quan bầu trời của Bon” do Phriđrich Acghelanđơ cùng hai trợ lý soạn vào các năm 1859 - 1862 và bao gồm 324.000 sao của nữa thiên cầu bắc. Vào thập niên 80 của thế kỷ XIX, cuốn tổng quan này được bổ sung thêm các sao cho tới xích vĩ -230, rồi sau đó các đài thiên văn Coocđôba (Achentina) và Cáp (Nam Phi) tiếp tục bổ sung cho tới cực nam.

Có loại danh mục đặc biệt gồm các sao biến quang, sao trắt (lùn) trắng, các punxa, quada và các vật thể khác trong thế giới vô cùng tận của các sao và thiên hà.

 

Danh mục các tinh vân và các quần sao của nhà thiên văn người Pháp Saclơ Metxiê (năm 1781) được biết tới rộng rãi. Vốn say mê tìm kiếm và nghiên cứu sao chổi, đêm nào Metxlê cũng thức để quan sát qua kính thiên văn, sao chổi trong kính thiên văn hiện lên như những đốm tinh vân yếu, xê dịch trên bầu trời rất chậm nên khó nhận ra. Nhiều tinh vân và thiên hà nom rất giống sao chổi, chỉ khác là chúng đứng yên một chỗ giữa các sao. Để các tinh vân khỏi cản trở ông tìm kiếm sao chổi, Metxiê đã lập danh mục chúng, mô tả vị trí và các đặc tính chủ yếu nhìn thấy được của chúng. Trong thiên văn học, ký hiệu tinh vân và quần sao theo danh mục Metxiê đã trở nên quen thuộc: sau chữ M (Metxiê) có ghi số theo danh mục, ví dụ M3 là tinh vân Tiên Nữ, M42 là tinh vân Thợ Săn, còn M1 là tinh vân Cua nổi tiếng trong chòm sao Con Trâu.

Cuốn “Tổng danh mục mới” (New Genera1 Catalog =NGC) hiện đại và phong phú hơn có chứa thông tin về đa số các thiên hà và tinh vân sáng.

Theo danh mục này, tinh vân Tiên Nữ có ký hiệu NGC 224. Như vậy một thiên thể có thể có các ký hiệu khác nhau. Khi nhà thiên văn gặp một ký hiệu như vậy anh ta liền tra danh mục cần thiết để có được hiểu biết chi tiết về thiên thể đó.

Điều hết sức hiển nhiên là không thể lập danh mục các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, sao chổi và các tinh tú khác di chuyển giữa các sao. Nhưng các phương pháp hiện đại của cơ học thiên thể cho phép tính được các vị trí của chúng vào bất cứ ngày tháng nào. Các vị trí tính trước ấy được ghi trong lịch biểu thiên thể chuyên dụng (xem mục “Vị trí phân bố “ngày mai” của các tinh tú”).




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/414-02-633328796486181250/Ban-do-sao-va-danh-muc-sao/Co-nhung-danh-m...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận