NGHIÊN CỨU SAO THIÊN VƯƠNG
Chỉ mới có một trạm vũ trụ "Voyager 2" xâm nhập vào vùng lân cận sao Thiên Vương, khi nó bay cách tầng mây trên cùng của hành tính này 81200 km. Quỹ đạo của nó hầu như vuông góc với mặt phẳng của những vệ tinh của hành tinh này bởi vì từ một khoảng cách rất gần này chỉ chụp được ảnh của vệ tinh Miranđa, vệ tinh nhỏ nhất trong số những vệ tinh được biết cho đến thời điểm có chuyến bay. Cường độ từ trường của sao Thiên Vương mạnh hơn từ trường của sao Thổ, còn cường độ các vành bức xạ cũng giống như ở các vành bức xạ trên Trời Đất. Trong vùng phổ tử ngoại máy móc cũng ghi nhận được hiện tượng phát sáng của bầu khí quyển sao Thiên Vương, kéo dài trong một dải lên đến 50.000 km từ hành tinh này.
Cũng như ở những hành tinh khổng lồ khác, ở đây cũng ghi nhận được những cơn lốc, dòng dạng tia, những vệt (nhưng ít hơn nhiều so với các hành tinh khổng lồ khác), còn trong lóp khí quyển sâu hơn cũng ghi nhận được những đám mây mê tan. Hêli ít hơn 3 lần so với phỏng đoán trước đó, chỉ vào khoảng 15%. Sự hoàn lưu khí quyển xảy ra mạnh mẽ ở những vĩ độ cao với tốc độ lớn hơn so với vùng xích đạo.
Chín vành đai bao quanh sao Thiên Vương mà chúng ta biết từ những quan sát trên Trái Đất khi hành tinh này che khuất các sao. "Voyoger -2" đã khám phá ra vòng thứ 10 với chiều rộng là 3 km và một vài vành khuyết có màu tối. Những phần tử xếp thành vành đó, vành có chiều ngang chừng 1m.
Đã thu được hình ảnh của 5 vệ tinh đã biết trước đây cùng 10 vệ tinh mới có kích thước nhỏ. Trên vệ tinh Ôberôn, đã phát hiện được vài núi miệng phễu và một núi cao chừng 6000 m. Trên vệ tinh Titania cũng ghi nhận được vô số núi miệng phễu và các thung lũng. Bề mặt của vệ tinh Umbrien rất bằng phẳng và thấy rõ ràng những núi miệng phễu và một vệt sáng. Còn bề mặt của vệ tinh Arien có vô số núi miệng phễu cùng những dấu vết của các quá trình địa chất khác nhau gợi nhớ đến bề mặt của vệ tinh Enxelat của sao Thổ. Bề mặt của vệ tinh Miranđa là phức tạp nhất, chằng chịt những rãnh, sống núi và những vết đứt gãy có độ sôi tới vài kilômet. Một hoạt động kiến tạo phức tạp như vậy thật là bất ngờ đối với một vệ tinh mà đường kính không lớn hơn 500 km.