Tài liệu: Các dòng sao băng

Tài liệu
Các dòng sao băng

Nội dung

CÁC DÒNG SAO BĂNG

 

Một hiện tượng kì thú giúp chúng ta lý giải được bản chất của sao băng. Đã từ  lâu con người đã phát hiện rất nhiều sao băng. Đó chính là những con mưa sao thực sự làm cho những người chứng kiến kinh ngạc và đôi khi sợ hãi. Vào tháng 11 -1799 một cơn mưa sao như vậy đã được nhà khoa học và nhà du lịch người Đức Alêcxanđơ Humbôn theo dõi ở Nam Mỹ. Ông chú ý thấy rằng sao băng chuyển động trên bầu trời không tuỳ tiện mà như đang chảy ra từ một vùng trên bầu trời, tức là hướng ngược lại của các mũi tên vệt sáng như xuất phát từ cùng một điểm. Điểm đó được gọi là điểm phát hay điểm toé (radiant) của dòng sao băng, còn bản thân hiện tượng đó được gọi là phát xạ sao băng. Cơn mưa sao đó được lặp lại vào năm 1833 và 1866, hơn nữa điểm phát không thay đổi vị trí: nó vẫn như trước nằm ở chòm sao Sư Tử do đó tất cả dòng sao ấy được gọi là sao băng Lêônit (tiếng Anh: Leonids, tiếng Pháp: Léonides, gốc từ chữ Leonis = “ của chòm Sư Tử”). Thật đáng kinh ngạc là hiện tượng này lại lặp lại vào đúng  thời gian như trong năm 1799, vào giữa tháng 11.

Những luồng sao băng khác không có số lượng sao băng lớn như mưa sao Lêônit, nhưng được cái chúng được lặp lại hàng năm. Ví dụ, tháng 8 có luồng sao Pecxêit (Perseids/perséides), mà điểm phát nằm ở chòm sao Dũng Sĩ (Perseus).

Điểm phát của mưa sao Đracônit năm 1947

Cái gì khiến những luồng sao băng chuyển động như vậy trong bầu trời? Mọi việc ở chỗ là hiện tượng phát xạ sao băng chỉ là biểu kiến (đảnh lừa thị giác do phối cảnh). Các phần tử nhỏ thuộc một luồng bay trong khí quyển theo các quỹ đạo song song, nhưng trong phối cảnh chúng ta nhìn thấy chúng như xuất phát từ một điểm.

 Sự song song của đường đi của các sao băng trong luồng sao và vận tốc bằng nhau của  chúng được phát hiện về sau cho phép ta nghĩ rằng tất cả các phần tử này chuyển động trong hệ Mặt Trời theo các quỹ đạo khá gần nhau. Năm 1862, nhà thiên văn học người Ý Giôvanni Xkiapareli đã xác lập rằng quỹ đạo luồng Pecxeit gần như trùng với quỹ đạo của một trong những sao chổi nổi tiếng. Như vậy là đã phát hiện được mối liên quan giữa luồng sao băng với sao chổi.

Nhân của sao chổi được tạo ra từ băng với những phần tử rắn, nhỏ, bám rải rác trong đó. Khi lại gần Mặt Trời, băng bay hơi và rời khỏi nhân, mang theo những

hạt bụi rắn và hạt cát. Những mẩu nhỏ nhất trong số đó được gió Mặt Trời thổi vào đuôi sao chổi, và sau đó quét sạch khỏi hệ thống hành tinh. Nhưng gió Mặt Trời không thể khuất phục được những phần tử nặng hơn. Sau một  thời gian chúng tụ thành những đám mây bao quanh nhân sao chổi, và sau đó phân tán dọc theo quỹ đạo của nó, tạo thành cái gì đó tựa như cái bánh mì vòng hình xuyến, mà trục là quỹ đạo sao chổi. Nếu quỹ đạo Trái Đất giao nhau với vòng xuyến đó thì các phần tử đó sẽ bay vào Trái Đất và gây nên hiện tượng luồng sao băng. Hơn nữa, sau đúng một năm, khi Trái Đất quay đến đúng chỗ cũ và đi vào giữa bầy đàn các phần tử nhỏ thì hiện tượng đó lợi được lặp lại vào dúng ngày tháng đó, y như của năm trước.

Chúng ta đã biết rằng có những luồng sao băng lặp đi lặp lại hằng năm (Pecxêit) và có những luồng sao băng chỉ xảy ra sau một khoảng thời gian rất dài (Lêônit). Sự khác biệt đó liên quan đến tuổi của luồng. Nếu luồng còn trẻ, các phần tử của chúng sẽ không kịp phân tán theo quỹ đạo mà tạo thành đám mây đặc bao quanh nhân. Khi Trái Đất ngụp vào trong phần dày đặc các phần tử nhỏ đó thì sẽ xảy ra mưa sao băng. Các năm sau Trái Đất sẽ cắt ngang các vùng đã thưa thớt các phần tử nhỏ và sao băng sẽ rất ít.

Nhưng sẽ đến lúc khi chuyển động theo quỹ đạo, phần dày đặc các phần tử lại đến gần Trái Đất và khi đó mưa sao băng lại lặp lại.

Ngoài sao băng thuộc các luồng, người ta còn thấy cả những loại khác nào, không tạo thành các luồng. Chúng được gọi lò sao băng lẻ tẻ. Về nguồn gốc chúng giống như những thiên thạch roi xuống Trái Đất.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/484-02-633332186827343750/Sao-bang-va-thien-thach/Cac-dong-sao-bang....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận