Các hồ lớn có khả năng tự làm sạch
Một nhóm khoa học Mỹ và Canada khi xét nghiệm chất lượng nước ngọt ở 5 hồ thiên nhiên lớn nhất Bắc Mỹ đã phát hiện ra rằng, chúng có khả năng tự “tổng vệ sinh”. Quá trình này xảy ra tương tự cơ chế lọc ở những lá phổi lớn, phun chất bẩn hoà tan dưới nước lên không khí.
Những xét nghiệm của Tổ chức Nghiên cứu Khí hậu IADN của Mỹ và Canada trên 5 hồ lớn: Erie, Superior, Ontario, Michigan và Huron từ năm 1992 cho thấy, một lượng đáng kể chất bipherinyl (nhiễm polychlorate - còn gọi là PCB), và các chất diệt trùng khác đã thoát lên không khí. Chỉ tính riêng hồ Ontario - hồ nhỏ nhất trong 5 hồ trên - đã thải lên không khí khoảng 2 tấn PCB trong thời gian 1992-1996.
Bình thường, những chất bẩn từ ống khói nhà máy, nhà dân, từ ống bô của hàng triệu ôtô thải ra, bay lên không khí, rồi rơi xuồng các hồ lớn theo mưa và tuyết. Khi quan sát, Tiến sĩ Keith Puckett, thành viên IADN cho biết, hệ thống thoát khí ở các hồ hoạt động tương tự như một lá phổi lớn, phun chất bẩn lên không khí. Như vậy, dựa vào quá trình bay hơi của khí bẩn này, các hồ lớn có thể tự lọc sạch. Puckett và cộng sự muốn quan sát hiện tượng lọc sạch ở Bắc cực, đặc biệt ở các quần đảo có nhiều thú hoang dã như chó biển, ngựa biển, gấu tuyết sinh sống. Tại đây cũng có nhiều bụi bẩn lắng đọng dưới nước, tương tự ở các hồ lớn. Họ sẽ xét nghiệm, liệu quá trình lọc sạch tương tự như ở các hồ có diễn ra ở đây không.
(Theo Reuters)