Tài liệu: Các mặt tốt xấu của hiệnt tượng cộng hưởng

Tài liệu
Các mặt tốt xấu của hiệnt tượng cộng hưởng

Nội dung

CÁC MẶT TỐT XẤU CỦA HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG 

Vào một ngày của năm 1906, một đội quân của Nga hoàng chỉnh tề đi đều bước trên cầu bắc qua sông, đột nhiên cây cầu bị gãy gục gây nên thảm cảnh cầu gãy người chết. Về sau qua điều tra cho thấy bản thân cây cầu khá bền vững, trọng lượng của đoàn quân không quá lặng để đến nối gây nên sự cố gãy cầu. Thế tại sao cây cầu lại gãy? Đó là do hiện tượng cộng hưởng gây nên.

Trước hết ta làm một thí nghiệm nhỏ: Ta căng ngang một sợi đây mảnh, trên treo 3 con lắc đơn a, b, c. Các con lắc a và c có độ dài bằng nhau nên hai con lắc a và c có chu kỳ dao dộng thư nhau. Bây giờ cho con lắc c dao động, dưới ảnh hưởng của chuyển động dao động của con lắc c các con lắc a và b cũng dao động. Thế nhưng so với con lắc b thì dao động của con lắc a mạnh hơn nhiều vì a và c có cùng tần số dao động, a và c sẽ dao động ''cùng nhịp'' nên biên độ dao động được tăng cường, người ta gọi giữa a và c có sự cộng hưởng. Nói chung nếu nhịp dao động của ngoại lực và vật thể có cùng tần số dao động thì vật thể sẽ bị dao động mạnh hơn, người ta gọi đó là hiện tượng cộng hưởng. Sự việc đội quân Nga đi đều bước gây gãy cầu đã nói ở trên là do tần số bước đi của đội quân bằng tần số dao động của cây cầu và ở cây cầu đã xuất hiện hiện tượng cộng hưởng khiến cây cầu bị gãy.

Để tránh xảy ra sự phá hoại do hiện tượng cộng hưởng các nước trên thế giới đều có một đạo luật không thành văn qui định: Các đội quân chỉ có thể đi bộ thường (không đi đều) qua cầu. Khi xây dựng cầu người ta tuyệt đối không để dầm cầu có tần số cùng với tần số va đập của bánh xe với các đầu nối của các đường ray.

Khi chế tạo toa xe lửa người ta tránh để cho tần số của lò xo chống xóc của toa xe khác với tần số va chạm của bánh xe với các đầu nối của các thanh ray, để tránh cho toa xe khỏi xảy ra hiện tượng cộng hưởng làm cho toa xe chấn động mạnh gây khó chịu cho hành khách. Khi leo núi cao, các vận động viên leo núi phải tránh cười nói to dể không xảy ra hiện tượng cộng hưởng gây sụt tuyết trên núi cao. Cho dù hiện tượng cộng hưởng thường gây tai nạn, nhưng trong nhiều trường hợp hiện tượng cộng hưởng cũng có ích cho chúng ta. Sở dĩ tai người ''nghe được âm thanh'' và do bên trong tai người có một hệ thống cộng hưởng tuyệt hảo. Máy ghi địa chấn chính là dã sử dụng một bộ cộng hưởng cơ khí để chế tạo ra. Trong khoa học kỹ thuật hiện đại, cộng hưởng là một vũ khí có uy lực lớn trong việc đi sâu vào vũ trụ, đó cũng là chiếc chìa khoá vàng để tìm hiểu vật chất vi mô.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/544-02-633340932941053750/Am-thanh-va-song/Cac-mat-tot-xau-cua-hient...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận