TÍNH ĐÀN HỒI CỦA DÂY CAO SU
Cách đây hơn 500 năm vào năm 1493 khi CoLombo lần thứ hai vượt biển sang Châu Mỹ ông hết sức kinh ngạc khi thấy người Indonesien (người da đỏ địa phương) kéo những sợi dây. Khi kéo thì dài ra khi buông lại co trở lại, có những đồ vật khi ném xuống đất có thể nẩy lên cao. Qua trò chuyện với những người Indonesien ông mới biết đó là cao su. Ngày nay đồ vật bằng cao su là thứ không thể thiếu vắng trong cuộc sống hàng ngày.
Dây cao su khi bị kéo căng thì dài ra, buông ra lại co vào là do tác dụng của các phân tứ cao su. Các phân tử cao su hết sức linh động, chúng sắp xếp theo kiểu kế tiếp nhau. Bởi vì mỗi phân tử cao su đều hết sức linh hoạt nên đội ngũ của chúng quanh co khúc khuỷu, không thành hàng lối, nếu dùng sức kéo căng dây cao su sẽ mất tính ''tự do hoạt động'' mà sắp xếp thành hàng ngũ tề chỉnh, nhìn bên ngoài thấy nó bị căng ra. Thế nhưng các phân tử cao su vốn không cam chịu bị câu thúc, luôn muốn khôi phục ''tự do'' do đó nên sẽ sinh ra một lực hồi phục. Đó chính là tính đàn hồi của cao su. Đây chính là 1oại cao su sống. Bây giờ nếu ta lại kéo căng quá mức độ nào đó, sẽ xuất hiện hiện tượng ''trượt dài'' nên cao su trở nên mất khả năng hồi phục. Bây giờ muốn giữ các phân tử cao su không phát sinh hiện tượng “trượt dời chỗ” cần phải tìm cách kết nối các phân tử với nhau thành mạng lưới không gian. Đấy là biện pháp kết nối giống như một chuỗi xích bằng thép có tính đàn hồi.
Vào năm 1839, Goodyr người Mỹ đã tìm ra phương pháp lưu hóa cao su, dùng các nguyên tư lưu huỳnh làm cầu nối, nhờ đó các phân tử cao su sống có những chỗ kết nối với nhau, trở nên có tính ưu việt cho tính đàn hồi của cao su. Dây chun cao su được làm từ loại cao su có tính đàn hồi này.