Tài liệu: Các thiên thạch rơi và tìm được

Tài liệu
Các thiên thạch rơi và tìm được

Nội dung

CÁC THIÊN THẠCH RƠI VÀ TÌM ĐƯỢC

 

 

Cần phải nói rằng, giới khoa học cho đến tận cuối thế kỷ XVIII vẫn có thái độ nghi ngờ các mảnh đá và sắt từ trên trời rơi xuống. Các thông tin về sự kiện tương tự được các nhà khoa học xem như là biểu hiện mê tín dị đoan bởi lúc đó vẫn chưa biết đến bất kỳ một thiên thể nào mà mảnh của nó có thể rơi xuống Trái Đất. Ví dụ, các tiểu hành tinh đầu tiên chỉ được phát hiện ra vào đầu thế kỷ XIX công trình khoa học đầu tiên khẳng định nguồn gốc Vũ Trụ của thiên thạch xuất hiện năm 1794. Tác giả của nó, nhà vật lý người Đức Ecnơxtơ Khlatni, đã đưa ra một lời giải thích chung cho ba hiện tượng bí ẩn: các quả cầu lửa bay qua bầu trời các mẩu đá và sắt nóng chảy rơi xuống Trái Đất sau khi bay qua và việc tìm được những khối sắt nóng chảy kỳ lạ ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất. Theo Khlatni tất cả các hiện tượng trên đều liên quan tới sự thâm nhập của các vật thể vũ trụ vào Trái Đất.

Một trong những khối sắt kỳ lạ đó được viện sĩ Nga gốc Đức Piôt Ximôn Palat (Pallas) mang về từ Xibia và khỏi đầu cho bộ sưu tập thiên thạch quốc gia của Nga. Khối sắt này chứa trong mình các hạt khoáng ôlivin , được gọi là “ sắt Palat” và sau này được dùng làm tên cho cả một nhóm thiên thạch sắt đá: nhóm palaxit.

Thiên thạch trên không được ai trông thấy khi rơi xuống Trái Đất. Nguồn gốc vũ trụ của nó được xác định qua nghiên cứu. Những thiên thạch như vậy được gọi là thiên thạch được tìm thấy chúng chiếm khoảng một nửa bộ sưu tập thiên thạch của thế giới. Loại thứ hai là thiên thạch rơi, những thiên thạch “tươi” mới được thu nhặt ngay sau khi roi xuống Trái Đất. Trong số này có thiên thạch Picxkin, mà câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ đó. Các thiên thạch rơi mang lại cho các chuyên gia nhiều điều thú vị hơn các thiên thạch tìm thấy, vì qua chúng có thể thu thập được các thông tin về thiên văn và vật chất của chúng chưa bị thay đổi bởi các yếu tố trên mặt đất.

Các thiên thạch được đặt tên theo địa điểm nơi chúng roi xuống hoặc nơi tìm thấy chúng. Thương thì đó là tên địa điểm dân cư gần nhất (ví dụ Picxkin), nhưng cũng có khi là địa danh rộng lớn hơn được đặt cho các thiên thạch nổi tiếng.

Hai thiên thạch roi lớn nhất thế kỷ XX đã rơi trên lãnh thổ Nga: Tunguxca và Xikhôtê - Alin.

 

 

 

 

MƯA THIÊN THẠCH XIKHÔTÊ – ALIN

 

Ngày 12 tháng hai năm 1947 khoảng 100 tấn vật chất vũ trụ đã rơi xuống rừng taiga  Utxuri trong các nhánh núi con phía tây thuộc dãy Xikhôtê - Alin nằm ở vùng Viễn Đông thuộc Nga. Khối lượng này là một hỗn hợp các tinh thể sắt và niken với những kích cỡ khác nhau và gắn với nhau không thật chặt. Ở trên không nó đã vỡ ra thành hàng nghìn mảnh và trút xuống đất một cơn mưa sắt thật sự. Những mảnh to nhất nặng hàng mấy tấn. Rơi xuống mặt đất với tốc độ lớn, chúng đập mạnh vào nền đất và tạo thành hơn 100 crate và hố phếu. Crate lớn nhất có đường kính 26,5 m và sâu l6 m. Trong khi va chạm những mảnh này lại vỡ ra lần nữa thành những mảnh nhỏ hơn, bị biến dạng rất nhiều. Các mảnh vỡ vụn hơn trong khí quyển bị mất hoàn toàn tốc độ trong không khí và rơi xuống tuyết dưới dạng những mảnh kim loại xanh nhạt song vẫn giữ được tất cả những đặc tính cấu trúc của chúng. Đến tận ngày nay người ta vẫn tìm thấy chúng nằm không sâu dưới mặt đất nơi chúng rơi xuống.

               

              

THIÊN THẠCH TUNGUXCA

 

Thiên thạch Tunguxca rơi xuống đất ngày 30 tháng sáu năm 1908. Sự rơi của nó có kèm theo những hiện tượng cho thấy sự giải toả năng lượng rất mạnh. Một quả cầu lửa nhìn thấy được trên một khu vực chạy dài hàng trăm cây số, chuỗi tiếng sấm lớn rền vang; sóng không khí chạy vòng quanh Quả Đất hai lần và được các khí áp kế nhiều nước ghi lại; và cuối cùng là một trận động đất không lớn được máy ghi địa chấn ở lrcutxcơ ghi lại - tất cả những cái đó nói lên tính chất đặc biệt của thảm hoạ vũ trụ. Thiên thạch rơi tại một khu rừng taiga hẻo lánh thuộc lưu vực sông Pôtkamennaia Tunguxca, cách điểm dân cư thưa thớt gần nhất 100 km, mà mãi đến năm 1927 các nhà nghiên cứu mới đặt chân được  đến đấy. Họ đã nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng kinh khủng. Hầu hết cây cối trong phạm vi đường kính khoảng 40 km đã bị đốn gãy, đặc biệt là rễ của chúng đều chỉ về một chỗ. Còn ở chấn tâm ngoài, nơi dự đoán có nhiều tổn thất nhất, các cây trơ trụi như những cái cột điện, cành bị tiện sạch. Cả cuộc thám hiểm đầu tiên lẫn những cuộc thám hiểm tiếp sau đó đều không tìm thấy một mảnh vỡ nào của thiên thạch Tunguxca. Và một điều còn ngạc nhiên hơn là tại nơi thiên thạch rơi người ta không tìm thấy một crate thiên thạch nào.

Vào thời đếm những cuộc thám hiểm đầu tiên được tiến hành dưới sự lãnh đạo của nhà nghiên cứu thiên thạch nhiệt tình Lêônit Alecxêêvich Kulic, con người còn biết quá ít về sự va đập của một thiên thạch lớn vào bề mặt hành tinh đã xảy ra như thế nào. Giả thiết về nguồn gốc núi lửa của các crate trên. Mặt Trăng đang được nhiều người ủng hộ hơn là thuyết mà ngày nay đã được công nhận về sự hình thành các crate do sự va đập của thiên thạch. Còn ở Mỹ người ta đã khoan đáy crate thiên thạch Aridôna với hy vọng sẽ tìm thấy tảng kim loại nặng hàng tấn. Ngày nay đã rõ như ban ngày rằng sự dừng lại đột ngột của một vật thể to lớn trong nền đất sẽ biến động năng khổng lồ của nó thành nhiệt lượng, và sẽ xảy ra sự bốc hơi của bản thân ''kẻ va đập'' và vụ nổ khủng khiếp dẫn đến sự hình thành crate thiên thạch hình tròn. Đồng thời những tảng thiên thạch vỏ lớn rất có thể cũng không còn. Ở Tunguxca thì ngay cả crate cũng không có nốt!

Ngày nay chúng ta đã biết rằng ngay cả những vật thể vũ trụ khá lớn khi bay vào khí quyển Trái Đất không phải bao giờ cũng có thể xuống tới tận bề mặt của nó. Trong những năm 70 - 80 của thế kỉ XX ở Mỹ có hẳn một hệ thống có tên gọi là Mạng lưới máy ảnh thảo nguyên nhằm chụp ảnh các thiên thạch rơi. Mười năm hoạt động mà nó chỉ ghi lại được một lần rơi duy nhất là thiên thạch Loxtơ Xity (năm 1970). Tuy nhiên điều làm cho các chuyên gia ngạc nhiên là trên các phim có ghi lại những vụ sao băng sáng hơn hẳn các vụ có thiên thạch rơi xuống. Ấy thế mà sau đó cũng không có cái gì rơi xuống đất cả: tất cả các vật chất như đã “hoà tan” trong khí quyển.

Thế kỷ XX kết thúc, nhưng vấn đề Tunguxca vẫn chưa có lời giải cuối cùng. Có lẽ giả thuyết dễ được chấp nhận nhất là giả thuyết cho rằng vật thể Tunguxca là lõi hoặc một phần lõi của một sao chổi già và nhỏ. Lõi này đã nhiều lần bay qua Mặt Trời và hầu như tan hết băng, chỉ còn lại những hạt cứng dính vào nhau thành một khối, tuy không bền chắc lắm. Khi bay vào khí quyển Trái Đất, dưới áp lực của dòng không khí bay ngược lại, vật thể bị phá huỷ nhanh chóng. Trên độ cao mấy cây số nó tan thành bụi và sóng xung kích thoát ra đã gây ra sự tàn phá được ghi lại nơi nó rơi: nó lật đổ cây cối nơi nó đánh nghiêng và chặt trụi cành nơi nó đánh theo chiều thẳng đứng, tức là ở chấn tâm ngoài.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/484-02-633332201223281250/Sao-bang-va-thien-thach/Cac-thien-thach-ro...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận