CÁC TINH CẦU TRONG VŨ TRỤ CÓ
VA ĐẬP VỚI NHAU HAY KHÔNG?
Nếu như khoảng cách giữa trái đất và các tinh cầu khác rất gần nhau, đồng thời chuyển động đối mặt nhau thì có nhiều khả năng va đập vào nhau.
Mặt trăng là tinh cầu gần với trái đất nhất, nhưng khoảng cách trung bình với trái đất là hơn 380.000 km. Mặt trăng chuyển động quay quanh Trái Đất, nên không va đập vào trái đất.
Mặt Trời cách trái đất xa hơn, khoảng cách trung bình khoảng 150triệu km, nếu bạn đi bộ đến Mặt Trời thì phải đi mất hơn 3400 năm. Trái đất quay vòng quanh Mặt trời, vì thế không thể va chạm với nhau.
Ngay cả các hành tinh khác thuộc hệ Mặt Trời, sức hút của Mặt trời làm cho chúng chuyển động ngay trên quỹ đạo tại từng vị trí cho nên không thể va đập với nhau.
Nếu như nói đến các hành tinh khác, khoảng cách càng xa hơn. Hành tinh gần nhất cũng cách chúng ta 4,22 năm ánh sáng, cũng có thể nói, nếu ánh sáng chạy với tốc độ 300.000 km/s thì từ đó chiếu đến trái đất cũng phải mất 4 năm 3 tháng.
Trong khoảng không vũ trụ gần kề hệ Mặt trời, khoảng cách bình quân giữa các hành tinh vào khoảng trên 10 năm. Sự chuyển động của các hành tinh đều có quy luật, Mặt trời và tất cả các hành tinh thuộc hệ Ngân Hà đều chuyển động xoay quanh trung tâm hệ Ngân Hà, tất cả đều có qui luật không đâm ngang đâm dọc. Vì thế trong hệ Ngân Hà, khả năng va đập giữa các hành tinh là rất ít. Theo tính toán của các nhà khoa học, trong hệ Ngân Hà, trung bình cứ 1 tỷ tỷ năm sẽ xảy ra va đập giữa các hành tinh một lần.
Trong hệ Mặt Trời xảy ra hiện tượng gặp nhau giữa sao chổi và hành tinh, Sao Băng đổi ngôi. Chẳng hạn, tháng 5 năm 1910, trái đất đã xuyên qua giữa đuôi sao chổi Haley; Ngày 8 tháng 3 năm 1976, khu vực Cát Lâm có hiện tượng mưa sao hiếm thấy trên thế giới; Trung tuần tháng 7 năm 1994, sao chổi ''Sumakhơ - Le vi 9'' va chạm với sao mộc v.v... Tất cả đều là sự va chạm giữa thiên thể với thiên thể, trong đó hiện tượng va đập thường xảy ra chính là sao đổi ngôi.