Tài liệu: Tinh hệ ngoài ngân hà nào gần chúng ta nhất?

Tài liệu
Tinh hệ ngoài ngân hà nào gần chúng ta nhất?

Nội dung

TINH HỆ NGOÀI NGÂN HÀ NÀO GẦN CHÚNG TA NHẤT?

 

Không cần nhờ đến bất cứ dụng cụ quan sát tính toán nào, chỉ bằng mắt thường có thể nhìn thấy vài thiên thể đang mây của tinh hệ ngoài Ngân Hà, nếu sử dụng kính viễn vọng có thể nhìn thấy nhiều hơn. Trong những tinh hệ ngoài Ngân Hà này có hai tinh hệ lừng danh nhất, đó chính là hai tinh vân Magenlan lớn và Magenlan nhỏ.

Magenlan là nhà hàng hải nổi tiếng người Bồ Đào Nha. Từ năm 1519, ông bắt đầu đi vòng quanh thế giới bằng thuyền, đồng thời ghi chép và miêu tả một cách chi tiết về tinh vân Magenlan lớn và nhỏ. Để tưởng nhớ ông, người đời sau đã lấy tên ông đặt cho hai tinh vân này. Thực tế hai tinh vân này vừa lớn lại vừa sáng, những người sống ở bán cầu Nam rất dễ nhìn thấy chúng. Vào thế kỷ thứ 10, người A rập đi thuyền đến bán cầu Nam đã chú ý đến hai thiên thể mờ mờ trên bầu trời. Đối với những người sống ở bán cầu Bắc, những khu vực nam 20o vĩ Bắc mới có cơ hội nhìn thấy chúng; Những người quan sát ở khu vực bắc 20o vĩ Bắc thì vĩnh viễn không thể nhìn thấy hai tinh vân này.

Hai tinh vân này rút cuộc là gì vậy? Chúng là tinh hệ nằm ngoài hệ Ngân Hà của chúng ta, cũng giống như hệ Ngân Hà, bên trong có hàng tỷ hành tinh. Do chúng nằm xa ngoài hệ Ngân Hà cho nên chúng ta gọi chúng là tinh hệ ngoài Ngân Hà.

Tinh vân Magenlan lớn nằm ở điểm giao nhau giữa hai chòm sao Kiếm Ngư và chòm Sơn An phía Nam, gọi tắt là Magenlan lớn. Nó dài khoảng 6o, tương ứng với chiều dài 12 mặt trăng đầy xếp thẳng hàng, cách chúng ta 16 vạn năm ánh sáng, là tinh hệ ngoài Ngân Hà gần chúng ta nhất.

Tinh vân Magenlan nhỏ được coi là một trong những tinh hệ láng giềng của tinh hệ ngoài Ngân Hà, năm 1912, các nhà thiên văn học đã lợi dụng sao biến tạo phụ trong đó làm ''Thước đo trời'', xác định khoảng cách của nó là 19 vạn năm ánh sáng. Nó nằm ở chòm sao Đỗ Quyên phía nam, gọi tắt là Magenlan nhỏ, dài khoảng 40. Khoảng cách hai tinh vân này trong không gian khoảng 5,4 vạn năm ánh sáng. Hai tinh vân này được biết đến là hai tinh vân gần chúng ta nhất, có thể nói ở ''cửa'' hệ Ngân Hà của chúng ta. Không chỉ như vậy, chúng còn có quan hệ về vật lý với hệ Ngân Hà, cùng kết hợp thành một tinh hệ ba lớp. 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359240022187500/Vu-tru/Tinh-he-ngoai-ngan-ha-nao-gan-chung-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận