Tài liệu: Nhân loại làm thế nào phát hiện ra tinh hệ ngoài ngân hà?

Tài liệu
Nhân loại làm thế nào phát hiện ra tinh hệ ngoài ngân hà?

Nội dung

NHÂN LOẠI LÀM THẾ NÀO PHÁT HIỆN RA

TINH HỆ NGOÀI NGÂN HÀ?

 

Trong đêm tối, ngoài hàng vạn vì sao lấp lánh còn có các tinh vân đủ sắc màu. Hơn hai trăm năm trước, nhà thiên văn học người Pháp là Maxim được coi là người phát hiện lập lên bảng quy trình của tinh vân. Trong đó, tinh vân số M31 có vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử thiên văn học. Đêm tối đầu đông, những người quen ngắm sao trời có thể bằng mắt thường tìm thấy nó trong chòm sao Tiên nữ - Một vết chấm mờ nhạt, gọi là đại tinh vân của chòm Tiên nữ.

Text Box:  Từ năm 1885 trở đi, con người liên tục phát hiện ra rất nhiều Tân tinh trong tinh vân của chòm Tiên nữ, từ đó suy đoán ra tinh vân của chòm Tiên nữ không phải là đám mây thể khí bụi của các tia sáng phản xạ bị động thông thường, mà nhất định là hệ thống được cấu thành bởi hàng ngàn hành tinh, mà con số các hành tinh nhất định cực lớn, như vậy mới có khả năng trong tinh vân xuất hiện nhiều tân tinh đến như vậy. Nếu như giả thiết độ sáng của những tân tinh này vào thời điểm sáng nhất bằng vôi độ sáng của những tân tinh khác trong hệ Ngân Hà, vậy thì có thể suy đoán rằng tinh vân chòm sao tiên nữ cách chúng ta rất xa, vượt quá phạm vi mà chúng ta đã hiểu biết về hệ Ngân Hà. Nhưng khoảng cách mà phương pháp này suy đoán ra không đáng tin cậy, vì thế đã gây ra cuộc tranh luận. Mãi cho đến năm 1924, nhà thiên văn học người Mỹ là Haper dùng kính viễn vọng đường kính 2,5m lớn nhất thế giới lúc đó đã phát hiện ra sao biến Tạo phụ được gọi là ''Thước đo trời'' ở viền xung quanh tinh vân chòm sao tiên nữ, lợi dụng quan hệ đối ứng giữa độ sáng và chu kì biến đổi ánh sáng của sao biến Tạo phụ mới xác định ra khoảng cách chính xác của tinh vân chòm sao tiên nữ là 220 vạn năm ánh sáng, chứng tỏ chúng đích thực nằm xa ngoài hệ Ngân Hà, cũng giống như hệ Ngân Hà, nó là một quần thể hành tinh độc lập cực lớn. Ngày nay, nhân loại đã tìm ra được gần ngàn tỷ quần thể hành tinh như vậy, đồng thời thống nhất gọi là tinh hệ ngoài Ngân Hà, gọi tắt là tinh hệ.

Từ những phát hiện về tinh hệ ngoài Ngân Hà, có thể nhìn ngược về dải Ngân Hà của chúng ta. Nó chỉ là một tinh hệ thông thường, là một thành viên trong gia đình có hàng ngàn tỷ tinh hệ, là một đảo nhỏ trong đại đương vũ trụ, là một phần vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ bao la.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359238603906250/Vu-tru/Nhan-loai-lam-the-nao-phat-hien-ra-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận