Tài liệu: Vì sao bố mẹ cao con cái sinh ta có lúc cao hơn bố mẹ, có lúc thấp hơn bố mẹ?

Tài liệu
Vì sao bố mẹ cao con cái sinh ta có lúc cao hơn bố mẹ, có lúc thấp hơn bố mẹ?

Nội dung

VÌ SAO BỐ MẸ CAO CON CÁI SINH RA CÓ LÚC

CAO HƠN BỐ MẸ CÓ LÚC THẤP HƠN BỐ MẸ?

 

Chúng ta đều biết, chiều cao của con người có mối liên quan mật thiết với di truyền. Bình thường nếu bố mẹ cao, thì con cái cũng cao, còn nếu bố mẹ thấp thì con cái thường cũng thấp. Nhưng trong cuộc sống lại có rất nhiều ngoại lệ. Vì sao lại như vậy?

Đầu tiên, chúng ta giới thiệu một số khái niệm thống kê học.

Giả thiết x1, x2, x3,... , xn là chiều cao của n người, vậy thì, kỳ vọng mẫu (bình quân số học) của n số này.

                           

biểu thị chiều cao bình quân (trung bình) của n người này. Còn phương sai mẫu khi dùng n số này.

SD=

Có thể phản ánh được mức độ phân tán của tập hợp số này với số trung bình.

Text Box:  Để phản ánh được mối quan hệ di truyền về chiều cao giữa bố mẹ và con cái về mặt số học, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu về chiều cao của 1000 cặp bố con (để đỡ chỉ nghiên cứu ở bố và con trai). Đặt x1 và yl lần lượt là chiều cao của bố và con, lập hệ trục toạ độ lấy chiều cao của bố làm trục hoành, lấy chiều cao y của con làm trục tung, các điểm (xl, yl) với mỗi một tổ hợp số thì vẽ một điểm (xi, yi) (i=1,1000) tương ứng trên hệ trục toạ độ, có thể thu được một tập hợp các điểm phân tán hình bầu dục. Có thể thấy tập hợp điểm phân tán hình bầu dục nghiêng một góc 45o, vì thế SD là một đường thẳng giao với trục hoành một góc 45o. Vì chiều cao bình quân của người con nhiều hơn chiều cao bình quân của người bố là 2cm. Vì thế điểm xuất phát của đường SD phải nằm vào vị trí 156 cm trên trục tung.

 Bây giờ chúng ta sẽ xem đường thẳng đứng ứng với chiều cao 182cm của người bố, đa số các điểm đều rơi xuống phần dưới của đường SD; còn trong đường thẳng đứng ứng với chiều cao 166cm của người bố, thì đa số các điểm đều rơi xuống phần trên của đường SD. Điều này nói lên với người bố có thân hình cao, thì chiều cao của đứa con trai có khuynh hướng giảm xuống; còn người bố có chiều cao tương đối thấp, thì chiều cao của đứa con trai có khuynh hướng cao lên.

Đường chấm mờ ở trung tâm tập hợp các điểm phân tán ở trong hình vẽ chính là đường hồi quy tuyến tính, nó có thể biểu thị chiều cao bình quân của người con với người bố ruột, ví dụ bố cao 182 cm thì chiều cao bình quân của người con là 180 cm; còn bố cao 166 cm thì chiều cao bình quân của con trai là 171cm.

Điều ở trên đã nói chính là ''hiệu ứng hồi quy'' người Anh phát hiện ra đầu tiên. Dựa vào hiệu ứng hồi quy, thì chiều cao của thế hệ trước đạt đến một mức độ nào đó, chiều cao của thế hệ con sẽ có xu hướng hồi quy, nghĩa là chiều cao của con cái của người bố mẹ có thân hình cao lớn sẽ thấp hơn so với bố mẹ mình. Không những ở phương diện chiều cao, rất nhiều tính trạng di truyền khác của loài người đều tồn tại hiệu ứng hồi quy do tác dụng điều tiết của nó, khiến cho các tính trạng di truyền của con người luôn nằm vào trạng thái tương đối ổn định từ đời này sang đời khác.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/207-26-633360049103437500/Toan-hoc/Vi-sao-bo-me-cao-con-cai-sinh-ta-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận