Tài liệu: Tại sao đèn tiết kiệm điện năng lại có thể tiết kiệm điện năng?

Tài liệu
Tại sao đèn tiết kiệm điện năng lại có thể tiết kiệm điện năng?

Nội dung

TẠI SAO ĐÈN TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG

LẠI CÓ THỂ  TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG?

 

Text Box:  Đèn ống huỳnh quang tiết kiệm điện hơn đèn neon, bởi vì đèn ống phát ra ánh sáng lạnh, nó không cần chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng rồi tiêu hao một cách vô ích như đèn neon. Vì vậy, hiệu suất phát ra ánh sáng của đèn ống tương đương với bốn lần đèn neon, nhưng con người vẫn còn muốn tăng cao hiệu suất phát sáng của loại đèn này.

Các nhà khoa học nguồn điện quang đã chú ý và thấy rằng, hiệu suất phát sáng của đèn tuýp (đèn ống) có liên quan với chất phát sáng ở vách bên trong ống đèn. Đèn ống thời kỳ đầu dùng bột hỗn hợp axit silic kẽm, magiê, axit biric,... làm chất phát sáng, hiệu suất phát sáng là ,49 luồng/W (luồng là đơn vị luồng ánh sáng). Sau này dùng phốt phát canxi làm chất phát sáng, vì thế đã nâng cao hiệu suất phát sáng của đèn ống lên tới 60 luồng/W.

Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, loại đèn ống huỳnh quang do công ty philip, Hà Lan nghiên cứu chế tạo ra một lần nữa đã làm cho đèn ống vượt lên một bước nữa về phương diện tiết kiện điện năng. Loại đèn được gọi là đèn ống có nguồn sáng mới đời thứ ba này lại được gọi là đèn tiết kiệm điện năng điện tử. Đèn này có thể tiết kiệm điện năng, nó ra đời sau khi các nhà khoa học làm hai ''thủ thuật'' với hệ thống phát sáng có trong đèn. Một trong những ''thủ thuật'' là thay đổi bột phát sáng mà đèn ống dựa vào để phát sáng. Loại hình đèn ống mới này áp dụng các chất hoá hợp từ những nguyên tố đất hiếm, ví dụ như các loại bột phát sáng trộn lẫn giữa europi ôxy hoá với ittri oxy hoá. Những chất hoá hợp đất hiếm này có thể phát ra lần lượt các ánh sáng màu đỏ, lục, lam. Nếu phun hỗn hợp theo một tỷ lệ nhất định lên thành ống của ống đèn, sau khi mở điện bị bức xạ sẽ phát ra ánh sáng của nó đạt tới lên 85 luồng/w, cao hơn 40% so với hiệu suất phát sáng của đèn ống thông thường.

Cùng với việc nghĩ ra hàng ngàn cách để cải tiến vật chất phát sáng, các nhà khoa học điện quang còn phát hiện ra rằng, tần suất nguồn điện ở chấn lưu đèn ống có quan hệ mật thiết với hiệu suất phát sáng của đèn. Nếu tăng tần suất nguồn điện từ mức bình thường là 50 Hz lên tới 10000 Hz thì hiệu suất phát sáng có thể tăng 20%, đây quả thật là nguồn tiết kiệm điện đáng để khai thác. Tuy nhiên nguồn điện làm việc của chấn lưu đèn ống huỳnh quang chỉ là điện thế bình thường, tần suất cố định là 50 Hz, còn chấn lưu lõi thép có trong đèn ống thông thường chỉ có tác dụng tăng cao điện áp trong mạch điện mà không thể thay đổi tần suất làm việc của nguồn điện. Cho nên các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu ''thủ thuật thứ hai'' đối với đèn ống và ''thay đổi'' triệt để đối với kết cấu của chấn lưu.

Sau nhiều đợt nghiên cứu và các thí nghiệm, cuối cùng họ đã thiết kế thành công một loại chấn lưu thay đổi tần suất điện tử đời mới. Nó sử dụng mạch điện có độ rung với tần suất cao được cấu tạo thành từ các linh kiện điện tử, chuyển điện xoay chiều 50 Hz thành áp điện cao từ 30000 đến 50000 Hz. Phương thức chuyển điện này được gọi là kỹ thuật biến áp thay đổi tần suất điện tử.

Chấn lưu biến áp điện tử mới thiết kế không những đã tăng thêm hiệu suất phát sáng của tám loại bột sáng có ba màu cơ bản, mà còn giảm nhẹ 80% trọng lượng cả chiếc bóng đèn do vứt bỏ chấn lưu lõi thép tự tiêu hao điện, đồng thời còn tiết kiệm được điện năng. Theo tính toán, lượng điện tiêu hao của chấn lưu lõi thép dùng trong đèn ống thông thường là 4W, còn lượng điện tiêu hao của chấn lưu biến tần điện tử chỉ khoảng 0,6W. Chỉ riêng điểm này đã tiết kiệm nguồn điện năng là 3,4W so với ban đầu.

Chính từ hai biện pháp này là sử dụng bột phát sáng có hiệu suất phát sáng cao và chấn lưu biến tần điện tử mới tăng cao hiệu suất sử dụng điện năng của đèn tiết kiệm điện năng điện tử lượng điện tiêu hao của một chiếc đèn tiết năng điện tử ba màu cơ bản 11W chỉ bằng 17% lượng điện tiêu hao của đèn neon 60 W có độ sáng tương tự. Ngoài việc tiết kiệm điện năng, màu sắc ánh sáng tốt ra, đèn tiết năng ba màu cơ bản còn kéo dài tuổi thọ sử dụng của ống đèn tới 5000 giờ. Tất nhiên ngoài đèn tiết năng điện tử ba màu cơ bản ra còn có nhiều loại đèn tiết năng sử dụng chấn lưu biến tần điện tử, ví dụ như đèn natri cao áp chấn lưu biến tần điện tử, đèn hoá học kim loại, đèn hoá học điện áp thấp... Trong trường hợp cần chiếu sáng vào một diện tích lớn với ánh sáng mạnh, đèn tiết năng có thể đạt được mục đích tiết kiệm lượng điện lớn. Nếu mỗi gia đình đều lắp chiếc đèn tiết năng nhỏ này thì nó sẽ phát huy tác dụng tiết kiệm điện lớn hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633362677688538750/Vat-ly/Tai-sao-den-tiet-kiem-dien-nang-lai...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận