Tài liệu: Vì sao gọi tinh hệ ngoài ngân hà là đảo vũ trụ?

Tài liệu
Vì sao gọi tinh hệ ngoài ngân hà là đảo vũ trụ?

Nội dung

VÌ SAO GỌI TINH HỆ NGOÀI NGÂN HÀ LÀ ''ĐẢO VŨ TRỤ''?

 

Vũ trụ bao la sâu thẳm vượt xa tưởng tượng thông thường của con người. Những thiên thể mà mắt thường có thể nhìn thấy trên trời đêm tuyệt đại đa số là thành viên của hệ Ngân Hà. Vậy thì, hệ Ngân Hà là vũ trụ mà chúng ta hay nói đến hay sao? Hoàn toàn không phải như vậy! Kể từ khi nhân loại có thể quan sát được không gian trong vũ trụ, có hàng ngàn tỷ tinh hệ lan toả khắp nơi. Bình quân mỗi một tinh hệ được tạo thành bởi gần 100 tỷ hành tinh, cùng với thể khí và bụi bặm dày đặc giữa các vì sao cấu thành. Mỗi một hành tinh đều có khả năng là một thiên thể giống như mặt trời của chúng ta. Mà mặt trời trong hệ Ngân Hà của chúng ta chỉ là một thành viên bình thường trong hàng ngàn tỷ tinh hệ đó, giống như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa đại dương vũ trụ. Đây chính là nguồn gốc khái niệm đảo vũ trụ.

Những tinh hệ nằm ngoài hệ Ngân Hà, thống nhất gọi là tinh hệ ngoài Ngân Hà. Kích cỡ các tinh hệ ngoài Ngân Hà khác nhau, bề ngoài và kết cấu cũng thể hiện đa dạng.

Ngược dòng thời gian, vào giữa thế kỷ 18, con người gọi khái niệm tinh hệ ngoài Ngân Hà là ''đảo vũ trụ''. Trong cuốn sách ''Luận thông sử tự nhiên và thiên thể'', Khang Đức đã từng nhắc đến khái niệm trong ''vũ trụ bao la rộng lớn'' có “vô vàn thế giới và tinh hệ”. Đồng thời phỏng đoán, vài thiên thể dạng mây trong tinh không mà con người quan sát đo đạc được có khả năng chính là ''đảo vũ trụ'' được cấu thành bởi quần tinh cũng giống như hệ Ngân Hà, chỉ do khoảng cách quá xa mà không thể phân biệt được từng hành tinh đơn lẻ. Vậy thì ''tinh vân'' dạng mây suy cho cùng nằm trong hay nằm ngoài hệ Ngân Hà? Việc xác định chính xác khoảng cách của chúng đã trở thành vấn đề mấu chất nghiệm chứng cho những phỏng đoán mang tính lý luận này, đây cũng là những tiêu điểm mà hơn 100 năm sau các nhà thiên văn học quan tâm tranh luận.

Mãi cho đến năm 1924, nhà thiên văn học lừng danh người Mỹ Haper qua quan sát kiểm nghiệm phát hiện ra sao biến Tạo phụ trong tinh vân của chòm sao Tiên nữ, từ đó có thể tính toán suy đoán ra khoảng cách giữa chúng ta và tinh vân chòm sao tiên nữ, kết quả chứng thực nó nằm xa ngoài hệ Ngân Hà, gần giống như hệ thống hành tinh trong hệ Ngân Hà của chúng ta. Thế là, nối tiếp sau Trái Đất và mặt trời, hệ Ngân Hà cũng mất đi vị trí trung tâm đặc biệt trong vũ trụ. Đây là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn học thế kỷ 20, từ đây, tầm nhìn của nhân loại đã vượt ra khỏi hệ Ngân Hà, mở rộng ra không gian rộng lớn hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359239145625000/Vu-tru/Vi-sao-goi-tinh-he-ngoai-ngan-ha-la-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận