VÌ SAO CÁC NHÀ THIÊN VĂN HỌC MUỐN
NGHIÊN CỨU TINH HỆ NGOÀI NGÂN HÀ?
Nhờ những phát hiện về tinh hệ ngoài Ngân Hà mà con người có thể hiểu rõ về vai trò của bản thân mình trong vũ trụ, đồng thời tầm nhìn của chúng ta vượt qua khỏi hệ Ngân Hà, hướng tới khoảng không gian vũ trụ xa hơn, đây là một bước quan trọng trong tiến trình nghiên cứu thăm dò vũ trụ.
Ngày nay chúng ta đều biết, trong vũ trụ mênh mông có vô số tinh hệ ngoài Ngân Hà giống như hệ Ngân Hà của chúng ta. Chúng là những đơn nguyên cơ bản nhất trong vũ trụ, cũng là một trong những hình thái thể hiện cơ bản nhất của vật chất trong vũ trụ. Qua những nghiên cứu về hình thái, sự phân bố, chuyển động cũng như nguồn gốc sự biến hoá đối với tinh hệ ngoài Ngân Hà, con người từng bước bổ sung thêm nhận thức về vũ trụ. Ví dụ như từ quan sát tính toán có thể biết rằng, các tinh hệ ngoài Ngân Hà đều cách xa nhau, vì thế, các nhà khoa học suy đoán, vũ trụ của chúng ta được bắt nguồn từ một vụ nổ lớn trên toàn phương vị. Lại thêm ví dụ nữa, chúng ta đã phát hiện ra sự phân bố các tinh hệ ngoài Ngân Hà trong vũ trụ không đồng đều, mà kết thành nhóm, điều này chứng minh thời điểm sản sinh ra vũ trụ có một số ''hạt'' không đều, chúng đã chỉ đạo lịch trình biến hoá của vũ trụ, dẫn đến việc hình thành thế giới tinh hệ đủ sắc màu mà chúng ta nhìn thấy ngày nay. Vì vậy có thể nói, nghiên cứu tinh hệ ngoài Ngân Hà là một khâu quan trọng trong nhận thức của con người về vũ trụ.
Một mặt khác, quay trở lại hệ Ngân Hà của chúng ta, trong hệ Ngân Hà có hành tinh, tinh vân, cùng với các vật chất giữa các vì sao vô cùng phức tạp, mà trái đất của chúng ta lại nằm trong hệ mặt trời đó, điều này gây cho chúng ta những khó khăn trong công tác nghiên cứu bản thân hệ Ngân Hà. Thật là ''không biết hình núi Lư, đem duyên mình với núi''. Chúng ta đều biết, trong tinh hệ ngoài Ngân Hà có rất nhiều tinh hệ gần giống hệ Ngân Hà của chúng ta, thông qua việc nghiên cứu chúng có thể giúp chúng ta hiểu thêm về hệ Ngân Hà.