Tài liệu: Đĩa VCD được làm từ nguyên liệu gì?

Tài liệu
Đĩa VCD được làm từ nguyên liệu gì?

Nội dung

ĐĨA VCD ĐƯỢC LÀM TỪ NGUYÊN LIỆU GÌ?

 

Đĩa VCD là một trong những loại đĩa mã số laze được mọi người hoan nghênh trong những năm gần đây. Đường kính của nó chỉ 12 cm, độ dày chỉ có 1,2 mm, nhưng lại là một loại sản phẩm thông minh của một nền khoa học kỹ thuật cao, là tập hợp của kỹ thuật laze, kỹ thuật số, kỹ thuật máy tính.

Đĩa VCD có khả năng ghi âm, lưu và truyền âm thanh, hình ảnh, số liệu và tin tức. Trong đó, nguyên liệu mấu chốt để làm nên đĩa này lại chính là nguyên liệu ghi ánh sáng, nguyên lý của nó thế này: tia laze sau khi tập hợp cháy khô chiếu vào trên khuôn mỏng của đĩa laze và nguyên liệu ghi nhớ trên khuôn mỏng liền tác dụng lẫn nhau, phát sinh sự biến đổi về vật lý và hóa học, hình thành điểm ghi âm, điều này cũng giống như khi chúng ta dùng bút viết lên trên mặt giấy. Tính chất của điểm ghi nhớ trên khuôn màng mỏng so với nguyên liệu xung quanh có thể hình thành sự khác biệt. Căn cứ vào sự biến đổi vật lý khi laze và nguyên liệu ghi nhớ ánh sáng tác dụng lẫn nhau hoặc sự khác nhau của các biến hóa hóa học, nguyên liệu ghi nhớ của đĩa có thể phân thành các loại nguyên liệu lưu trữ của đĩa như sau: ''loại ăn cháy'', ''loại biến đổi hình thái'', ''ánh sáng màu hữu cơ'', “bắt điện tử”. Ví dụ như nguyên liệu dùng để đôt lỗ quang hóa học là thuộc loại nguyên liệu tồn trữ của đĩa loại ăn cháy, trong đó có chứa tinh thể bari, flo, clo hóa của nguyên tố samarium. Nguyên liệu lưu trữ của đĩa loại biến đổi hình thái cơ là telu oxyt, dưới tác dụng của laze có thể xuất hiện sự biến đổi của tính thấu quang màng mỏng, từ đó làm cho nguyên liệu có thể ghi nhớ lại các thông tin, vì phát sinh sự biến đổi do triết xạ. Nguyên liệu ghi ánh sáng hữu cơ có piridin, xyanozen 4, metyl quinon 2 đại đa số đều là hợp chất hữu cơ. Những hợp chất này dưới tác dụng của laze, phát sinh sự thay đổi cấu trúc và tính năng của tổ chức, thu thập thông tin qua sự biến đổi của việc thu nhận quang phổ.

Nguyên liệu lưu trữ ghi của đĩa VCD tuy rất nhiều, nhưng chúng có một đặc tính chung, chính là cho dù sau khi nhận được laze chiếu xạ, tính năng vật lý và hóa học của chúng có thể bị biến đổi, từ đó lưu lại các ký hiệu ghi nhớ trên đĩa.

Nguyên liệu ghi trên đĩa VCD chỉ là một lớp rất mỏng (Chỉ từ 20 ~ 30 nanomet) và nguyên liệu ghi chứa ánh sáng thuộc về nguyên liệu lót nền, chủ yếu là polyme polymethyl metharilat, polycacbonate và vài loại polyme kết tinh mới phát hiện. Khi tạo ra đĩa, để bảo vệ lớp ghi ánh sáng trên mặt đĩa, trước tiên thường mạ một lớp silic oxyt hoặc màng chất môi giới điện kẽm lưu huỳnh hóa lên lớp lót của đĩa, sau đó lại mạ một lớp nguyên liệu ghi ánh sáng, mạ tiếp một lớp trong suốt lên để tăng hiệu suất lọc laze khi sử dụng. Để bảo vệ lớp ghi của đĩa cuối cùng còn phải tiếp tục mạ lên một lớp màng phản xạ kim loại (ví dụ như màng nhôm).




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366156254027500/Hoa-hoc/Dia-VCD-duoc-lam-tu-nguyen-lieu-gi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận