Tài liệu: Câu chuyện có màu sắc chinh thám

Tài liệu
Câu chuyện có màu sắc chinh thám

Nội dung

CÂU CHUYỆN CÓ MÀU SẮC TRINH THÁM VỀ CÁC

NGUYÊN TỐ NÊBULI VÀ CÔRÔNI

 

Trong lịch sử nghiên cứu quang phổ không phải không có chuyện tức cười. Giữa thế kỷ XIX trong khi nghiên cứu phổ của các tinh vân khí, các nhà quan sát đã để ý đến các vạch trong phần màu xanh lục của phổ. Những vạch này chưa bao giờ gặp trong các phổ sao, hợp với lôgíc khi cho rằng chúng thuộc về một nguyên tố mới chưa biết đến nào đấy. (Lịch sử khám phá ra nguyên tố hêli trên Mặt Trời vẫn còn làm cho các nhà quan sát thấp thỏm). Nguyên tố hoá học mới được đặt tên tà nêbuli (gốc tiếng Latinh nebula có nghĩa là tinh vân). Một thời gian sau người ta lại phát hiện thấy trong phổ của nhật hoa (quầng sáng Mặt Trời ở phần ngoài của khí quyển của nó) được chụp đúng lúc Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn có những vạch khác hẳn với những vạch của các nguyên tố đã được biết đến. Nguyên tố mới tìm thấy này được đặt tên là côrôni (gốc tiếng Latinh corona là quầng sáng, nhật hoa). Tưởng như ta lại có thêm một thắng lợi huy hoàng nữa của sự phân tích quang phổ.

Nhưng vào những năm 20 của thế kỷ XX người ta bắt đầu nghi ngờ sự tồn tại của các nguyên tố mới. Đến lúc này bảng tuần hoàn Menđêlêep thực chất đã không còn chỗ trống.

Nêbuli và côrôni không còn chỗ trong bảng: Có nghĩa là chúng không phải là những nguyên tố mới mà chỉ là những nguyên tố đã biết, nhưng được "cải trang" trong những điều kiện không bình thường của khí giữa các sao và nhật hoa. Chúng bức xạ thành những vạch hoàn toàn khác với điều kiện trong phòng thí nghiệm. Và cuối cùng, người ta cũng đã xác định được rằng; nêbuli chính là ôxy "trá hình", còn côrôni là sắt "cải trang".

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/445-02-633329638377587500/Phan-tich-anh-sang-nhin-thay-duoc/Cau-chuy...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận