Tài liệu: Sự phát minh ra phân tích phổ

Tài liệu
Sự phát minh ra phân tích phổ

Nội dung

SỰ PHÁT, MINH RA PHÂN TÍCH PHỔ

 

Phổ liên tục và các vạch phổ chính là thứ ngôn ngữ mà các vì sao dùng để kể về bản thân. Mãi đến giữa thế kỷ XIX người ta mới hiểu được thứ ngôn ngữ đó, mặc dù việc nghiên cứu quang phổ được tiến hành từ trước đó. Nhà khoa học Đức Rôbe Vinhem Bunden đã phát hiện ra rằng nếu cho các vật chất khác nhau vào ngọn lửa của mỏ hàn hơi thì nó như nhuốm lên nhiều màu sắc khác nhau. Và lúc đó Bunden nảy ra ý tưởng đánh giá thành phần hoá học của vật qua màu của ngọn lửa. Nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng các vật khác nhau có thể cho một màu lửa rất giống nhau. Chẳng hạn không những chỉ có natri mà rất nhiều hợp chất của nó đều cho ngọn lửa màu vàng.

Nhà vật lý Guxtavơ Rôbe Kiêchôp đã tìm ra cách giải quyết. Ông đề nghị khảo sát ngọn lửa qua kính quang phổ. Các thí nghiệm được bắt đầu vào năm 1854. Trong một lần thí nghiệm nhà toác học đặt một cái đèn cồn trước kính quang phổ, lúc ông bỏ thêm muối ăn natri clorua vào ngọn lửa đang cháy leo lắt thì trong kính quang phổ xuất hiện một vạch sáng chói màu vàng của natri. Sau đó phía sau ngọn lửa natri Kiêchôp đặt một nguồn ánh sáng nóng hơn và chói sáng hơng thì nó cho phổ liên tục sáng liền mạch (một cục vôi được đun nóng đỏ trong ngọn lửa mỏ hàn hyđrô). Bây giờ ta thấy trong quang phổ là một phổ sáng liền mạch nhưng thế chỗ vạch vòng natri là một vạch sẫm giống hệt như một trong các vạch Phraunhôphơ của phổ Mặt Trời.

Năm 1859 được coi là năm sinh của phân tích quang phổ. Kiêchôp đã diễn đạt các định luật cơ bản của phân tích quang phổ như sau:

1. Một vật rắn được nung nóng, một chất lỏng được đun nóng (kể cả khí được đun nóng ở áp suất khá cao) đều phát ra một phổ liên tục.

2. Khí đốt nóng ở áp suất thấp phát ra quang phổ gồm những vạch phát xạ riêng lẻ chói sáng.

3. Khí được đặt trước một nguồn bức xạ liên tục nóng hơn sẽ tạo ra trong phổ của nguồn đó những vạch sẫm (vạch hấp thụ) ở vào đúng chỗ những bước sóng của vạch phát xạ của khí đó.

Định luật thứ ba cho phép Kiêchôp giải thích được sự tồn tại của những vạch đen trong phổ của Mặt Trời. Chúng xuất hiện là bởi vì sự bức xạ liên tục của các vùng bên trong được đốt nóng đi qua vỏ khí bên ngoài lạnh hơn của Mặt Trời. Cuối cùng nhà bác học đã đi đến kết luận sau: khi nghiên cứu phổ của các nguyên tố hoá học khác nhau, ta có thể xác định được vị trí các vạch phổ của chúng, khi đã biết vị trí của các vạch, có thể phát hiện ra chúng trong phổ Mặt Trời hay của một ngôi sao khác và bằng cách đó xác định được thành phần hoá học của sao.

Kiêchôp đã nhận dạng được phần lớn các vạch phổ Mặt Trời so với các vạch của những nguyên tố đã được biết đến nhiều như hyđrô, titan, sắt magiê, canxi, crôm, natri, niken…

Những nghiên cứu tương tự về phổ các vì sao do các nhà khoa học khác tiến hành, đã xác định được sự giống nhau về nguyên tắc giữa thành phần hoá học của các sao và Trái Đất.

Việc phát hiện ra hêli trên Mặt Trời, một nguyên tố hoá học lúc đó chưa biết đến được coi là một khúc khải hoàn của sự phân tích quang phổ. Chỉ sau này nguyên tố đó mới được tìm thấy trên Trái Đất.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/445-02-633329631751025000/Phan-tich-anh-sang-nhin-thay-duoc/Su-phat-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận