NGUỒN GỐC CỦA CÁC THIÊN THẠCH VÀ
Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA CHÚNG
Thiên thạch là các mảnh vụn của các tiểu hành tinh (xem mục ''Các tiểu hành tinh'') nằm phần lớn ở vùng giữa quỹ đạo của sao Hoả và sao Mộc. Các tiểu hành tinh có rất nhiều, chúng va đập vào nhau, đi lang thang làm thay đổi quỹ đạo của nhau, do đó một số mảnh vụn khi chuyển động đôi khi cắt quỹ đạo Trái Đất. Những mảnh vụn này biến thành các thiên thạch.
Tiến hành các cuộc quan sát bằng thiết bị sự rơi của các thiên thạch để tính toán các quỹ đạo của chúng với độ chính xác thoả mãn được là rất khó: bản thân hiện tượng đó rất hãn hữu và không thể dự báo trước. Trong một số trường hợp có thể làm được việc đó, thì tất cả các quỹ đạo có vẻ là quỹ đạo tiểu hành tinh điển hình.
Sự hứng thú của các nhà thiên văn đối với các tiểu hành tinh được gợi lên trước hết là vì một thời gian dài chúng là những mẫu vật duy nhất của vật chất ngoài Trái Đất. Nhưng cả ngày nay, khi mà vật chất của các hành tinh khác và của các vệ tinh của chúng trở thành quen biết trong phòng thí nghiệm thì các thiên thạch vẫn chưa mất đi ý nghĩa của mình.
Vật chất tạo nên các vật thể lớn của hệ Mặt Trời đã trải qua thời kì biến đổi lâu dài: nó bị nấu chảy, bị chia thành các phần thiết lập rồi lại thị nguội đi, và tạo nên các khoáng vật chẳng có gì chung vòi vật chất mà từ đó mọi thứ được tạo thành. Các thiên thạch lại là tiều hành tinh là các mảnh vụn của các vật thể nhỏ không phải trải qua một lịch sử biến đổi phức tạp như vậy. Một trong những kiểu thiên thạch gọi là chonđrit cacbon nói chung là vật chất nguyên sơ ít bị thay đổi của hệ Mặt Trời. Khi nghiên cứu nó, các chuyên gia biết rằng các vật thể lớn của hệ Mặt Trời, trong đó có cả hành tinh Trái Đất của chúng ta được cấu tạo từ cái gì.