Tài liệu: Canada - Hội họa

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngày nay có ít người Canada biết đến Homer Ransford Watson. Tuy nhiên, vào thời đó,
Canada - Hội họa

Nội dung

Hội họa

            Homer Watson

            Ngày nay có ít người Canada biết đến Homer Ransford Watson. Tuy nhiên, vào thời đó, Watson là một trong những họa sĩ nổi bất nhất ở Canada. Ông đã từng được gọi là 'Constable của Canada' vì những bức vẽ của ông đã được so sánh ngang hàng với những tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng người Anh là John Constabie. Nữ hoàng Victoria sở hữu một số bức họa của ông, cũng giống như những nhân vật hàng đầu ở Anh và Canada như Oscar Wild (nhà văn nổi tiếng) và Lord Strathcona (ông trùm đường sắt). Watson là một người hỗ trợ mạnh mẽ cho nghệ thuật của Canada. Ông đã giúp thành lập Câu lạc bộ Hội họa Canada ở Toronto để quảng bá những tác phẩm của các họa sĩ Canada mà ông cho là chính người Canada đã bỏ quên.

            Watson sinh ở Doon, Ontario năm 1855. Ông đã trường thành trong một khu vực mà lúc đó còn nguyên không khí của thôn đã nông nghiệp, nhưng lại là một cậu bé và một thanh niên quan tâm đến hội họa nhiều hơn và nghề nông. Năm 19 tuổi ông đến Toronto và tiếp xúc với một số họa sĩ và đã quyết định lao vào sự nghiệp hội họa. Chẳng bao lâu sau Watson đến Neo York để học kỹ thuật của những họa sĩ người Mỹ và đã trở về Ontario để bắt đầu trưng bày tranh từ năm 1878. Ngay lập tức, nghệ thuật của Watson đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Hầu tước xứ Lorne, lúc đó là toàn quyền ở Canada, đã mua một bức tranh của ông để làm quà cho nữ hoàng Victoria, và vị nữ hoàng này quá ưa thích tranh của ông nên đã mua thêm hai bức nữa.

            Tác phẩm 'After the Rain' (Sau Cơn Mưa), được vẽ năm 1883, là một ví dụ điển hình về tranh của Watson. Giống như hầu hết các tác phẩm khác của ông, bức họa này và một công trình tỉ mỉ, trau chuốt, được chú ý đến từng chi tiết khi vẽ. Bức họa trông giống như một bức ảnh chụp. Mục đích của Watson có vẻ là tái tạo lại một bức tranh y như thật của cảnh đồng quê, giống như được chụp bằng máy ảnh. Về màu sắc, watson đã sử dụng gam màu xanh lục và màu nâu, tạo cho người xem một cảm giác bình thản. Đây là một bức họa mô tả cảnh đồng quê ở Doon, quê nhà ông, sau một cơn mưa.

            Đôi khi những bức vẽ như 'After the Rain' được gọi là tranh đồng quê, và phong cách vẽ những bức tranh loại này gọi là phong cách đồng quê. Đối với những họa sĩ ở thế kỷ thứ 19 như Watson, phong cảnh hoang dã của thiên nhiên đạt đến mức cực điểm của cái đẹp, khi đó rừng chưa bị phát quang, các nông trại chưa được thiết lập. Bức 'After the Rain' đã mô tả được những phẩm chất này.

            Nhóm bảy người

            Mặc dù nổi tiếng như các tác phẩm của Watson, thời kỳ tiên phong của hội họa Canada cũng bị hạn chế vì sự phát triển của những phong trào đối nghịch với phong cách đồng quê của Watson. Đến thập kỷ 1920, một khuynh hướng quay trở lại với hội họa Canada đã nổi lên, do Nhóm Bảy người dẫn đầu. Đây có lẽ là những họa sĩ được công nhận rộng rãi nhất trong lịch sử Canada.

            Nhóm Bảy người đã phản đối mạnh mẽ phong cách đồng quê cho rằng đó không phải thực sự là phong cách đặc trưng của Canada bởi vì nó đã được phái sinh từ các phong cách hội họa của châu Âu. Cụ thể là họ cho rằng phong cách này quá bình thản và quá tỉ mỉ nên không thực sự mang tính chất Canada. Đối với họ, quang cảnh thiên nhiên gồ ghề của Canada đời hỏi phải có một phong cách mạnh mẽ, sôi nổi hơn để diễn tả, đồng thời dùng màu sắc nhiều hơn. Canada là một đất nước sinh động và thô ráp với cảnh trí rộng lớn, bao la, cần phải được thể hiện bằng một phong cách có thể minh họa cho hình ảnh này.

            Nhóm Bảy người đã đến Toronto vào thập kỷ 1910, lúc đầu bao gồm Lawren, Harris, Arthur Listmer, A.Y. Jackson, J.E.H. Macdonald, Frank Johnston, F.H. Varley, và Frank Carmichael. Những thành viên của Nhóm Bảy người này đều là họa sĩ chuyên nghiệp, một số sinh tại Canada, một số khác sinh tại Anh. Về mặt cá nhân lẫn mặt tập thể, nhóm này đi tìm một cách vẽ mới - một cách vẽ mà họ cho rằng có thể diễn đạt được những nét đặc trưng của Canada. Năm 1920 họ đã tổ chức cuộc triển lãm đầu tiên.

            Mặc dù những thành viên của nhóm này còn vẽ về những chủ đề khác ngoài phong cảnh, và mỗi người đều có một phong cách riêng biệt, tất cả đều có những chủ đề chung để đóng góp cho nghệ thuật. Bức ‘A Seplember Gale’ (Gió Tháng Chín) của Arthur Lismer đã thể hiện phong cách chung của cả nhóm. Ngoài ra còn có bức 'The Jack Pin' (Cây Thông) của Tom Thomson và bức 'The Solemn Land' (Vùng Đất Uy Nghiêm) của J.E.H. MacDonald, có lẽ là những bức tranh nổi tiếng nhất của thời đại trong nền hội họa của Canada.

            Bức 'A September Gale' được vẽ năm 1921, khi Nhóm Bảy người bắt đầu nổi tiếng. Chỉ nhìn qua, người ta thấy ngay rằng bức vẽ này khác xa với bức 'After the Rain' của Watson. Trong khi bức 'After the Rain' mô tả một cánh đồng, hầu như trụi cây, sau một cơn mưa bão, bức 'A September Gale' lại mô tả một cơn bão với tất cả sức mạnh áp đặt lên một quang cảnh thô ráp. Quang cảnh diễn tả trong 'A September Gale' gần gũi hơn nhiều với với cảnh thiên nhiên hoang dã so với quang cảnh được vẽ bởi Watson. Trong tranh của Lismer, người ta thấy một thân cây cong oằn dưới sức gió, những đợt sóng dữ và một bầu trời u ám. Những tảng đá nhô ra trong bức tranh với nhiều hình dạng khác nhau, và cách sử dụng màu sắc cũng mạnh bạo và sinh động hơn so với tranh của Watson.

            Về mặt phong cách, bức họa này không phải là một hình ảnh y hệt về cảnh đồng quê giống như ảnh chụp. Tất cả đều ở một mức độ nào đó được thông qua nghệ thuật trình diễn, vì họa sĩ đã chọn lọc những gì cần diễn đạt. Phong cách vẽ của Lismer có thể được gọi là chủ nghĩa hiện thực biểu đạt, vì họa sĩ chọn một đối tượng có thật - trong trường hợp này là phong cảnh gồ ghề - nhưng đã nhấn mạnh hoặc cường điệu một số tính chất nhất định mà ông cho là quan trọng. Chẳng hạn như về màu sắc, hoàn toàn là không thực. Quang cảnh được thể hiện trông rất thô ráp, mạnh mẽ và ghê sợ. Phong cách để Lismer vẽ 'A September Gale' là nhấn mạnh những tính chất này bằng những màu sắc mạnh mẽ và những nét cọ không trau chuốt, trái hẳn với phong cách của Watson. Đây là hình ảnh của Canada mà Lismer và những thành viên trong Nhóm Bảy người đã tìm cách thể hiện.

            Khó mà đánh giá thấp tầm quan trọng của Nhóm Bảy người trong nghệ thuật hội họa của Canada. Vào thời đó, họ đã chi phối môi trường hội họa của Canada, và thậm chí cho tới ngày nay nhiều người Canada vẫn công nhận nghệ thuật của họ. Đối với nhiều người, cả ở thập kỷ 1920 lần ngày nay, nghệ thuật của Nhóm Bảy người là nghệ thuật của Canada.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2098-02-633492255182500000/Van-hoa---Xa-hoi/Hoi-hoa.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận