Tài liệu: Canada - Canada trong nền kinh tế toàn cầu

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ châu Á rồi lan tràn đến Mỹ La tinh và Nga đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Canada.
Canada - Canada trong nền kinh tế toàn cầu

Nội dung

Canada trong nền kinh tế toàn cầu

            Cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ châu Á rồi lan tràn đến Mỹ La tinh và Nga đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Canada. Ngoài ra còn có một loạt những tranh chấp về mậu dịch đã làm cho Canada bị tổn thương vì những mối ràng buộc quốc tế. Việc kết hợp với nền kinh tế toàn cầu trong khi vẫn giữ được chủ quyền về kinh tế và chính trị là một thử thách lớn đối với Canada.

            Mậu dịch quốc tế của Canada đã vượt lên con số 5,4 ngàn tỉ USD trong tổng sản lượng nội địa của cả thế giới và 29 ngàn tỉ USD. Người ta đã ước lượng là mỗi ngày có đến 1,5 ngàn tỉ USD tiền tệ được đưa vào mậu dịch. Sự toàn cầu hóa đã thúc đẩy những thay đổi trong các cơ sở quốc tế cũng như làm nẩy sinh thêm những tổ chức quốc tế mới. Canada đã là một thành viên tích cực trong các cơ sở tài chính chống đỡ cho nền kinh tế toàn cầu. Nước này đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Việc WTO ra đời đã xuất phát từ đề nghị của Canada trong cuộc đàm phán tại Uruguay.

            Canada đã nhấn mạnh về sự tự do hóa trong mậu dịch, và đã đưa các mục tiêu như sau:

            + Giảm thuế nhập khẩu, trong đó bao gồm cả việc bãi bỏ đối với những trường hợp thuế dưới 2%.

            + Đặt ra một hàng rào phi thuế quan.

            + Hạn chế những trường hợp lạm dụng việc chống phá giá hàng hóa.

            + Mang lại các dịch vụ và mậu dịch nông nghiệp trong khuôn khổ cho phép.

            + Mở rộng các qui định của WTO đối với những lĩnh vực mới, trong đó có sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, các chính sách đầu tư và cạnh tranh.

            + Bảo vệ khả năng của chính quyền trong việc điều hành các lĩnh vực liên quan đến an toàn sức khỏe, chính sách xã hội và những lĩnh vực liên quan đến quyền lợi công cộng.

            Canada cũng chủ trương nhấn mạnh đến việc đối xử với các nước đang phát triển như là những thành viên hoàn hảo trong các cuộc thương lượng về mậu dịch. Điều cần thiết là phải giữ các nước này trong hệ thống mậu dịch thế giới. Vì tiềm năng xuất khẩu lớn nhất của các nước phát triển nằm trong quan hệ với các thị trường của những nước đang phát triển, WTO cần phải nhậy cảm đối với quyền lợi của những thành viên mới gia nhập.

            Về vấn đề khủng hoảng tài chính, Canada đã có một chương trình nhằm giải quyết những vấn đề ngắn ngày gây ra bởi cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và những vấn đề dài ngày liên quan đến thị trường tư bản mở. Chương trình này gồm các điểm:

            1. Nhóm bảy ngân hàng trung tâm có sự cảnh giác để có thể hành động tức thời khi có rủi ro về tài chính xảy ra, hay có hiện tượng suy thoái trong kinh tế.

            2. Quan tâm với góc độ toàn cầu đến những nhu cầu của những nền kinh tế nghèo nhất.

            3. Có những hành động khẩn trương nhằm củng cố các hệ thống tài chính quốc gia và sự giám sát quốc tế.        

            4. Đưa ra những hướng dẫn thực tế cho việc tự do hóa tư bản an toàn ở các nước đang phát triển.

            5. Làm việc cấp bách để tiến tới một cơ chế tốt hơn cho việc đầu tư của bộ phận tư nhân trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính.

            Trong cuộc họp giữa Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Canada đã đưa ra các điểm sau:

            + Sự hợp tác giữa Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cần được tăng cường ở mọi cấp độ.

            + Những chính sách đưa ra cho các quốc gia thành viên phải bình đẳng với nhau.

            + Cần phải có một sự mô tả rõ ràng hơn về vai trò và nhiệm vụ của mỗi tổ chức.

            + Sự cộng tác trong các cuộc cải tổ tài chính cục bộ cần phải được ưu tiên.

            Là một quốc gia có mối liên kết chặt chẽ với nền kinh tế toàn cầu, Canada có một vai trò to lớn trong việc hoạt động trôi chảy của hệ thống kinh tế thế giới. Các sự kiện của những năm vừa qua đã làm tăng cường các nhu cầu cải tiến sự gắn bó kinh tế quốc tế, hiện đại hóa các cơ quan tài chính quốc tế và tiếp tục công tác tự do hóa mậu dịch.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2097-02-633492222043750000/Kinh-te/Canada-trong-nen-kinh-te-toan-cau...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận