Tài liệu: Canada - Những số liệu nổi bật về Địa lý

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tổng diện tích của Canada là 9.984.670 km2, trong đó 9.093.507 km2 là đất và 891. 163 km2 và nước ngọt.
Canada - Những số liệu nổi bật về Địa lý

Nội dung

Những số liệu nổi bật về Địa lý

            Tổng quát

            Tổng diện tích của Canada

            Tổng diện tích của Canada là 9.984.670 km2, trong đó 9.093.507 km2 là đất và 891. 163 km2 và nước ngọt. Diện tích của Canada xếp hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Nga). Khoảng cách lớn nhất từ Bắc xuống Nam là 4.634 km, khoảng cách lớn nhất từ Đông sang Tây là 5.514 km.

            Biên giới

            Tổng chiều dài biên giới giữa Canada và Mỹ là 8.890 km.

            Đất và Nước ngọt

            Khoảng 40% đất và nước ngọt của Canada ở về phía Bắc của vĩ độ 60 Bắc. Trong vùng này hạt Tây Bắc và tỉnh Nuvanut chiếm 9,2% tổng lượng nước ngọt trên thế giới. Khu vực ngoài giới hạn cây cối về phía Bắc của nước này là 2.728.800 km2, chiếm tỉ lệ 27,4% tổng diện tích của Canada.

            Động  đất

            Trận động đất lớn nhất của Canada, và là một trong số những trận động đất lớn nhất thế giới, xảy ra vào ngày 22 tháng 8 năm 1949, ngoài đảo Queen Charlotte. Độ địa chấn lên tới 8,1 độ Ricte và trải ra trong một khu vực rộng lớn.

            Một trong số những trận động đất gây thiệt hại lớn nhất của Canada xảy ra vào ngày 18 tháng 11 năm 1929 ở Đại Tây Dương, phía Nam Newfoundland. Cường độ của trận động đất này là 7,2 độ Ricte. Đã có 27 người bị nhấn chìm và nhiều thiệt hại đã được ghi nhận do sóng thần ở bán đảo Burin.

            Hồ Great

            Hồ Great, bao gồm 5 hồ là Superior, Michigan, Huron, Erie và Ontario, là nhóm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Tổng diện tích bề mặt của nhóm hồ này đo được 245.000 km2, trong đó có khoảng một phần ba thuộc địa phận Canada; chỉ có hồ Michigan là nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Mỹ.

            Bờ biển

            Canada có tổng chiều đài bờ biển lớn nhất thế giới: 202.080 km.

            Thác Niagara

            Thác Niagara được coi như một trong những thác lớn nhất thế giới vì độ cao của nó và lượng nước đổ xuống ước lượng khoảng 6.000 m3/giây.

            Bãi băng ngoài Bắc cực

            Bãi băng ngoài Bắc cực lớn nhất thế giới có thể tìm thấy tại núi St. Elias, hạt Yukon. Bãi này bao trùm một điện tích 40.570 km2, trong đó 16.900 km2 nằm trong địa phận Canada, phần còn lại thuộc về Alaska.

            Cơn dông mưa đá

            Sự tàn phá của thiên nhiên lớn nhất về tài sản được ghi nhận vào tháng 9 năm 1991 tại Calgary là một cơn dông mưa đá dữ dội. Các công ty bảo hiểm phải bồi thường khoảng 400 triệu Đô la để sửa chữa 65.000 ô tô, 60.000 nhà ở và trụ sở doanh nghiệp, cùng với một số máy bay.

            Bão táp

            Cơn bão Regina vào ngày 30 tháng 6 năm 1912, với sức gió từ 330 km/giờ đến 416 km/giờ là cơn bão nghiêm trọng nhất tính đến lúc đó tại Canada. Cơn bão này đã làm thiệt mạng 28 người, làm bị thương hàng trăm người và phá hủy nhiều phần của thành phố.

            Trận lụt lớn nhất

            Trận lụt lớn nhất trong lịch sử Canada xảy ra vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1954 khi cơn bão Hazel mang một lượng mưa 214 mm đến Toronto chỉ trong vòng 72 giờ.

            Đảo Munitoulin

            Hòn đảo lớn nhất thế giới trong một hồ nước ngọt là đảo Manltoulin ở hồ Huron, với diện tích 2.765 km2

            Núi cao nhất

            Ngọn núi cao nhất ở Canada là núi Logan, ở hạt Yukon, với độ cao 5.959 mét.

            Đảo lớn nhất

            Hòn đảo lớn nhất của Canada là đảo Baffin, ở tỉnh Nunavut, với điện tích 507.451 km2.

            Thác cao nhất

            Ngọn thác cao nhất ở Canada là thác Della, ở tỉnh British Coiumbia, với độ cao 440 mét.

            Hồ Chilko

            Hồ nước ở độ cao lớn nhất tại Canada là hồ Chilko, ở tỉnh British Columbia. Hồ này nằm ô cao độ 1.171 mét, với diện tích 158 km2.

            Vịnh Fundy

            Thủy triều lớn nhất trên thế giới là ở vịnh Fundy, ở Burntcoat Head, tỉnh Nova Scotia. Thủy triều ở đây có tầm trung bình là 16,1 mét.

            Sông dài nhất

            Con sông dài nhất Canada là sông Mackenzie, chảy qua các địa phận hạt Tây Bắc, tỉnh Altaberta và tỉnh British Columbia. Con sông này có độ dài 4.241 km, và có vùng thoát nước lớn nhất với diện tích 1.805.200 km2

            Hồ lớn nhất

            Hồ nước lớn nhất ở Canada là hồ Great Bear, ở hạt Tây Bắc, với diện tích 31.328 km2

            Hồ sâu nhất

            Hồ nước sâu nhất ở Canada là hồ Great Slave, ở hạt Tây Bắc, với độ sâu 614 mét.

            Các Công viên và Môi trường         

            Vùng Châu thổ Peace-Athabasca

            Vùng Châu thổ Peace-Athabasca là một trong những vùng châu thổ nước ngọt lớn nhất thế giới, bao trùm một diện tích trên 320.000 héc ta.

            Sông St. Lawrence

            Con sông có lưu lượng nước lớn nhất là sông St. Lawrence, với lượng nước chảy qua là 9.850 m3/giây.

            Hồ Wollaston

            Hồ nước lớn nhất thế giới chảy tự nhiên theo hai hướng là hồ Wollaston ở tỉnh Saskatchewan, với diện tích 2681 km2. Hồ này chảy về phía Bắc vào lưu vực sông Mackenzie và về phía Đông vào vịnh Hudson.

            Khu đầm lầy lớn nhất

            Khu vực đầm lầy lớn nhất thế giới là vùng Đất thấp vịnh Hudson, với diện tích khoảng 300.000 km2.

            Công viên Quốc gia lớn nhất

            Công viên lớn nhất ở Canada là Công viên Quốc gia Wood Buffalo ở tỉnh Alberta và hạt Tây Bắc, với diện tích 44.840 km2. Đây là nơi có đàn bò rừng lớn nhất thế giới và là chỗ ẩn náu duy nhất của loài sếu lớn đang có nguy cơ diệt chủng.

            Nơi nuôi ngỗng lớn  nhất thế giới

            Nơi nuôi ngỗng lớn nhất thế giới là ở Khu Bảo tồn Chim Di trú Dewey Soper ở đảo Baffin.

            Hồ nước mặn lớn nhất

            Hồ nước mặn lớn nhất ở Canada là hồ Bia Quill.

            Công viên Auyuittuq

            Công viên Auyuittuq ở đảo Buffin là công viên quốc gia đầu tiên của Canada ở phía trên vòng Bắc cực, được thành lập năm 1972.

            Mũi Tourmente

            Mũi Tourmente ở Quebec là vùng đầm lầy đầu tiên của Canada được liệt vào danh sách Những Vùng Đầm lầy Quan trọng Cấp Quốc tế. Nơi đây bảo vệ khu vực kiếm ăn và nghỉ ngơi của giống ngỗng trắng Bắc cực vào lúc di trú mùa Thu.

            Khu Bảo tồn chim lớn nhất

            Khu bảo tồn chim di trú lớn nhất của Canada là vịnh Quen Maud. Khu này có diện tích 6,3 triệu héc ta.

            Khu Bảo tồn Vịnh Witless

            Tỉnh Newfoundland và Labrador có những nơi tập trung lớn nhất các loài chim biển trên thế giới. Khu Bảo tồn Vịnh Witless là nơi ở lớn nhất của loài chim hải âu rụt cổ ở Bắc Mỹ, và cũng là nơi ở lớn thứ hai trên thế giới của loài chim hải âu nhỏ Leach.

            Thời tiết

            Trận Tuyết rơi lớn  nhất

            Trận tuyết rơi lớn nhất có độ dày 118,1 cm đã xảy rạ tại hồ Lakelse, tỉnh British Coiumbia vào ngày 17 tháng Giêng năm 1974.

            Winnipeg

            Winnipeg có mùa Đông nắng ráo nhất, với số giờ chiếu sáng cao nhất vào tháng 12, tháng Giêng và tháng 2 là 358 giờ.

            Windsoi

            Thành phố có độ ẩm cao nhất là Windsor, với độ ẩm trung bình cao nhất là 1,78 Kilopascal vào các tháng 6, 7 và 8.

            Corner Brook

            Corner Brook và thành phố có lượng tuyết rơi nhiều nhất, với mức trung bình hàng năm là 414 cm.

            Vancouver

            Thành phố có số ngày ít nhất ở dưới mức đông giá là Vancouver, với số lượng trung bình là 51 ngày ở nhiệt độ đông giá.

            Yellowknife

            Thành phố với mùa Đông lạnh nhất, tính theo nhiệt độ trung bình vào ban đêm vào tháng 12, tháng Giêng và tháng 2, là Yellowknife với - 29,90C. Đây cũng là nơi lạnh nhất tính theo nhiệt độ trung bình hàng năm là - 5,40C. Nhưng ở đây cũng lại có mùa Hạ có nắng nhiều nhất với số giờ chiếu sáng cao nhất vào các tháng 6, 7 và 8 là 1.037 giờ.

            Kamloops

            Kamloops có mùa Hạ ấm áp nhất với nhiệt độ trung bình vào ban ngày là 27,20C vào các tháng 6, 7 và 8.

            Estevan

            Thủ phủ của ánh nắng mặt trời là Estevan, với lượng giờ chiếu sáng cao nhất nước: mỗi năm 2.500 giờ. Estevan cũng có số giờ trung bình cao nhất trong năm với bầu trời quang đãng: 2.979 giờ.

            St John's

            St John's là thành phố có số ngày có sương mù cao nhất trong năm: 121 ngày. Đây cũng là thành phố có gió nhiều nhất, với sức gió trung bình hàng năm và 24 km/giờ.

            Snag

            Nhiệt độ thấp nhất tại Canada đã đo được tại Snag, hạt Yukon là - 63 0C, vào ngày 3 tháng 2 năm 1947.

            Pincher Creek

            Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trong ngày đã xảy ra tại Pincher Creek, tỉnh Alberta vào tháng Giêng năm 1962. Khi đó một cơn gió ấm gọi là ‘chinook’ đã đưa nhiệt độ từ - 190C lên 220C trong vòng một giờ.

            Medicine Hat

            Medicine Hat là thành phố khô hạn nhất Canada với 271 ngày không có mưa.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2096-02-633492138032187500/Dia-ly/Nhung-so-lieu-noi-bat-ve-Dia-ly.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận