Sự lãnh đạo của Canada hiện đại
Thời gian chiếm ưa thế lâu dài của đảng Tự do đã chấmdứt vào năm 1957. ĐẢNG Bảo thủ Cấp tiến (gọi là đảng Bảo thủ trước năm 1942) đã thế chỗ với John G. Diefenbaker làm thủ tướng. Trong cuộc bầu cử năm 1962 đảng Bảo thủ Cấp tiến đã mất quyền kiểm soát quốc hội, nhưng không có đảng nào khác chiếm được đa số. Diefenbaker, là thủ lĩnh của đảng thiểu số đông nhất đã hình thành một chính quyền liên hiệp yếu ớt. Năm 1963 chính quyền của ông sụp đổ vì đã không giữ lời cam kết chấp nhận vũ khí hạt nhân của Mỹ đưa đến để bảo vệ chung vùng Bắc Mỹ.
Trong cuộc bầu cử vào tháng 8, đảng Tự do chiếm được nhiều ghế hơn các đảng khác, và Lester B. Pearson được cử làm thủ tướng. Năm 1968 đảng Tự do cử Plerre Elliott Trudeau kế vị ông. Đến năm 1974 chính quyền của Trudeau bị sụp đổ. Những vấn đề về kinh tế đã làm cho đảng Tự do bị thất bại 5 năm sau. Đảng Bảo thủ Cấp tiến do Joe Clark dẫn đầu đã hình thành một chính quyền mà chỉ sáu tháng sau lại sụp đổ. Năm 1980 Trudeau lại được cử làm thủ tướng nhưng sau đó từ chức vào năm 1984.
John Turner thay thế, Trudeau và đã cử Trudeau làm người hỗ trợ cho thượng viện, tòa án và các cơ quan ngoại giao. Sự bất bình với ảnh hưởng liên tục của Trudeau đã dẫntới việc thắng cử của đảng Bảo thủ Cấp tiến. Năm 1987 Canada và Mỹ tiến tới một thỏa thuận về mậu dịch, theo đó bãi bỏ tất cả thuế khóa trong vòng 10 năm, kể từ 1989.
Đảng Tân Dân chủ theo khuynh hướng xã hội đã chọn Audrey McLaughlin làm thủ lĩnh - là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu một chính đảng lớn ở Canada. Trong khi nền chính trị quốc tế trở nên ngày càng bảo thủ hơn, đáng này đã chiếm ưu thế ở Canada trong thập kỷ 1990. Những đảng viên của Tân Dân chủ đã được bầu làm người đứng đầu các tỉnh Ontario, Saskatchewan, và British Columbia.
Năm 1993 Kim Campbell được cử làm nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Canada. Campbell và đảng Bảo thủ đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử năm 1993, chỉ giữ được 2 ghế ở hạ viện. Đảng Tự do chiếm được 177 ghế, nằm quyền kiểm soát chính quyền, và Jean Chretien được cử làm thủ tướng.
VẤN ĐỀ NGƯỜI BẢN XỨ
Hàng loạt những phản đối của người bản xứ đã nẩy ra vào năm 1990. Vào ngày 11 tháng 3 một nhóm thổ dân đã phong tỏa thị trấn Oka, Quebec để ngăn cản tỉnh này không được mở rộng một sân gôn mà họ cho là đất đai của tổ tiên để lại. Ngày 11 tháng 7 một lực lượng cảnh sát Quebec đã tấn công vào cuộc phong tỏa, nhóm thổ dân đã đầu hàng sau 11 tuần cố thủ. Một nhóm người da đỏ khác đã phong tỏa cầu Mercier, một trong bốn cầu chính dẫn vào Montreal.
Trong một cuộc tranh chấp khác về đất đai, nhiều nhóm người da đỏ đã phong tỏa tuyến đường sắt ở Ontario và British Columbia. Một chiếc cầu trên tuyến đường sắt quốc gia bị đốt cháy. Những nhóm người bản xứ khác chặn các con đường và các xa lộ để thu hút sự chú ý vào những điều quan tâm của họ.
Ngày 4 tháng 5 năm l992, những cử tri của địa phận Tây Bắc đã cho phép ngăn đôi khu vực rộng lớn của họ thành hai vùng riêng biệt, một vùng trở thành đất tự trị cho người Inuit và người Eskimo. Phần đất phía Đông, với diện tích 2.000. 144 km2, có 17.500 người Inuit cư ngụ. Vùng lãnh thổ mới này được gọi tên là Nunavut. Cuối năm đó chính quyền đã đồng ý cho người đa đỏ và người Inuit có quyền có chế độ tự trị.