Chào hỏi nhau như thế nào?
Ta hãy bắt đầu từ chuyện nhỏ, từ những câu chào hỏi thông thường mà chúng ta vẫn trao đồi khi gặp nhau. Người nào có ít quyền ưu tiên hơn, tức là người ít tuổi hơn, cấp dưới và đàn ông phải chào hỏi trước. Tất thiên là cả ở đây nữa mọi chuyện cũng không “thẳng tuột”. Chẳng hạn, cấp trên khi bước vào căn phòng đang có mặt cấp dưới thì đương nhiên phải là người đầu tiên lên tiếng chào hỏi chứ không nên đợi chào hỏi trước. Cũng có thể nói như vậy đối với những người lớn tuổi hơn và phụ nữ. Cũng không nhất thiết phải lớn tiếng chào hỏi và ôm hôn nhau mặc dù một số dân tộc có tập quán khi gặp nhau là dứt khoát phải ôm hôn nhau.
Nếu bạn trông thấy người quen trên hè phố bên kia, trong nhà hát hay tiệm ăn thì chỉ cần hơi cúi đầu chào là đủ, không nên giơ tay vẫy hoặc chen lần để tới gặp. Nhưng vẫn có thể có ngoại lệ. Người Nhật chẳng hạn, khi gặp người quen ngoài phố thì họ cung kính cúi rạp người chào hơi lâu, nhưng chi cần chia tay nhau là họ lập tức có thể sỗ sàng dùng vai và khuỷu tay huých những người đi đường khác cho tới khi trong đám đông xuất hiện một người quen biết khác và thủ tục cung kính cúi rạp người chào hồi lâu lại bắt đầu từ đầu.
Đối với chúng ta thì kiểu cách như vậy là thừa và giả tạo, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng người Nhật phải hành động như chúng ta và chúng tay phải hành động như người Nhật.
Bắt tay là việc nên làm chứ không nhất thiết phải làm khi chào hỏi (hơn nữa, người giơ tay ra trước là người có quyền ưu tiên hơn). Nhưng nếu bạn giơ tay ra để bắt thì hãy làm việc đó một cách vui vẻ chứ không được có vẻ uể oải hoặc ban ơn. Đồng thời, không nên sa vào thái cực khác, hoặc là dồn vào cái bắt tay, như người ta thường nói, “toàn bộ sức lực trí tuệ của mình”, hoặc là rung lắc thật mạnh tay người kia hồi lâu khi chào hỏi nhau ngoài phố. Về mùa đông, có thể không tháo găng tay, nhưng nếu một người tháo găng tay thì người kia dứt khoát phải làm theo. Phụ nữ có thể không cần tháo găng cả ở ngoài phố, trong nhà hát hoặc câu lạc bộ nếu như găng đó là một phần của bộ phục sức ngày hội. Đàn ông trước khi bắt tay phụ nữ bao giờ cũng phải tháo găng.
Người nào bước vào phòng thì phải chào hỏi trước những người đã có mặt trong phòng. Người nào ra về trước cũng phải chào trước. Nếu bạn muốn ra về một cách kín đáo, không cho ai biết, thì bạn chỉ cần chia tay với chủ nhân là đủ. Khi thấy một người mới vào thì đàn ông thường đứng dậy, phụ nữ thì không nhất thiết phải đứng dậy. Người nào đến muộn hơn những người khác thì trước tiên chào hỏi phụ nữ rồi sau đó mới chào hỏi nam giới. Khi chào hỏi người lớn tuổi hơn mình thì người phụ nữ trẻ phải đứng dậy.
Theo phong tục của một số dân tộc khi phụ nữ giơ tay ra thì đàn ông hôn tay chứ không bắt tay. Ở Tiệp Khắc điều đó chỉ áp dụng giữa hai vợ chồng, khi người chồng muốn cảm ơn vợ. Nhưng nếu người đàn ông đã hôn tay một phụ nữ thì cũng phải xử sự như vậy với tất cả phụ nữ khác có mặt trong phòng. Về phần mình, người phụ nữ đã cho phép một người đàn ông hôn tay mình, thì cũng không có quyền từ chối điều đó với những người đàn ông khác.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tục hôn tay phụ nữ không đơn giản từ một yếu tố đã lỗi thời của việc chào hỏi, mà trước hết là sự biểu lộ tình cảm. Mà tình cảm thì dù sao cũng nên kiềm chế trước mặt mọi người.