Tài liệu: Chân thực

Tài liệu
Chân thực

Nội dung

CHÂN THỰC

Chuyện kể rằng, ngày xưa ở Trung Quốc có nuột người hết sức chân thực tên là Tăng Tử. Một hôm, vợ Tăng Tử có việc phải ra phố, đứa con nằng nặc đòi đi theo, vợ Tăng Tử dỗ dành con: “Đừng vòi nữa, chờ mẹ về sẽ mổ lợn cho con ăn.'' Khi bà ta về đến nhà, thấy chồng đang chuẩn bị giết lợn, vội vàng ngăn lại: “Định giết lợn cho con ăn thật à? Tôi chỉ dỗ nó thôi mà!'' Tăng Tử đáp: ''Sao lại có thể nói dối con vậy được!'' Nói đoạn, giết luôn con lợn.

Chân thực tức là tôn trọng sự thực khách quan, bụng dạ cởi mở, đã nói là làm, trong ngoài như một. Trong xã hội chúng ta hiện nay, chân thực biểu hiện trong công tác là sự chuyên tâm, hết lòng vì công việc; trong học tập là sự chăm chỉ, chịu khó, chuyên cần; trong giao tiếp là sự thành thực đối với người, tin cậy lẫn nhau; thái độ đối với tổ chức và tập thể luôn luôn tuân thủ kỷ luật, tuân theo luật pháp, trung thực. Người chân thực bao giờ cũng được người khác tôn trọng.

Trái với chân thực là dối trá. Sự đối trá chẳng khác gì vùi người trong tuyết, có thể nhất thời lừa được người khác, khi mặt trời lên sẽ bị lộ nguyên hình. Các cụ vẫn dạy: ''Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng phải lòi ra”. Những kẻ dối  trá tưởng mình rất thông minh, kỳ thực là ngu đần nhất. Bọn này kết cục thường gặp những chuyện chẳng hay ho gì, nguyên nhân là do không chân thực.

 

 

                                    




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/958-02-633371232262866023/Pham-chat-dao-duc/Chan-thuc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận